Chủ đề 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước
Bài 1: Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước (4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS cần:
- Kể được tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
- Biết vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- Thể hiện được lòng biết ơn bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
- Nhắc nhở bạn bè có thái độ, hành vi biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
Từ đó, HS có cơ hội hình thành và phát triển:
- Năng lực điểu chỉnh hành vi: thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất yêu nước: thể hiện qua thái độ và việc làm biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
II. ĐỔ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, SGV, Vở Bài tập Đạo đức 5.
- Video bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”; tranh HS thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, HS đóng góp cho Quỹ đền ơn đáp nghĩa theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT.
- Máy chiếu, máy tính, thẻ bày tỏ thái độ, phiếu học tập, sticker,...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho HS để dẫn vào bài mới.
Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe/xem video/hát bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” (sáng tác: Nguyễn Đức Toàn) và trả lời câu hỏi:
+ Bài hát nói về điêu gì?
+ Em có suy nghĩ, cảm nhận gì về điều đó?
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới:
Chúng ta có cuộc sống hoà bình, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các thế hệ đi trước đã bảo vệ và dựng xây quê hương, đất nước. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được vì sao phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước và những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn ấy.
Gợi ý phương án khởi động khác: GV có thể tổ chức cho HS khởi động bằng trò chơi “Giải đố”: Nêu một số đặc điểm của nhân vật lịch sử để HS gọi tên nhân vật đó. Ví dụ: Ai đã bóp nát quả cam lúc nào không biết? Ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai?,...
2. Khám phá
Hoạt động Tìm hiểu đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước
Mục tiêu: HS kể được tên và một số đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin “Võ Thị Sáu - nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ” trong SGK (mục 1.a phần Khám phá), thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
+ Chị Võ Thị Sáu đã có công gì với quê hương, đất nước?
+ Hãy chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về tấm gương đó.
- HS thực hiện nhiệm vụ: làm việc cá nhân (đọc thông tin), thảo luận nhóm đôi, ghi kết quả vào nháp để trả lời câu hỏi.
- GV mời một HS đọc to/kể lại thông tin cho cả lớp cùng nghe; đại diện 1, 2 nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV tiếp tục mời 1 - 2 HS chia sẻ cảm xúc của mình về tấm gương chị Võ Thị Sáu.
- GV nhận xét tình thần, thái độ học tập và kết quả thảo luận của HS; kết luận (có thể trình chiếu một số ý chính trong thông tin):
+ Chị Võ Thị Sáu đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi; trở thành chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ; chiến đấu tiêu diệt kẻ thù; bị tra tấn vẫn hiên ngang,... những việc làm anh dũng của chị góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Chị Võ Thị Sáu là tấm gương sáng vê' lòng yêu nước và sự dũng cảm. Chị còn là một người con trung hiếu, người đồng chí sắt son được mọi người tin yêu, kính phục. Những đau khổ mà chị phải chịu khi bị quân giặc tra khảo khiến bao thế hệ người xót thương. Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị cống hiến cho cách mạng, cho đất nước, cho cuộc đời vẫn sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước.
Nhiệm vụ 2: Quan sát ảnh và thực hiện yêu cầu
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: Quan sát 6 bức ảnh trong SGK (mục l.b phần Khám phá) và thực hiện yêu cầu: Nêu những đóng góp cho quê hương, đất nước của các nhân vật trong mỗi bức ảnh đó.
- HS làm việc cá nhân, lựa chọn một nhân vật mà mình có hiểu biết vê' đóng góp của họ để thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ, gợi ý nếu HS gặp khó khăn.
- GV lần lượt mời từng HS trình bày hiểu biết của mình vê' một nhân vật. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác). GV có thể chiếu từng hình ảnh lên để HS quan sát.
- GV nhận xét tinh thẩn, thái độ học tập và kết quả thực hiện yêu cầu của HS; lần lượt chiếu từng hình ảnh (nếu có thể), nêu thông tin ngắn gọn về mỗi nhân vật và đóng góp của họ:
Ảnh 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Được bình chọn là 1 trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới, là đại tướng đầu tiên của Việt Nam khi mới 37 tuổi, Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Việt Nam, chỉ huy thành công chiến dịch Điện Biên Phủ, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ.
Ảnh 2: Nhạc sĩ Văn Cao: Tác giả của bài hát Tiến quân ca - Quốc ca chính thức của Việt Nam, một trong những nhạc sĩ nổi bật của nền âm nhạc Việt Nam thế kỉ XX.
Ảnh 3: Bác sĩ Tôn Thất Tùng: bác sĩ phẫu thuật nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan; say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới, tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành Y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y Việt Nam.
Ảnh 4: Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ: người mẹ có nhiều con cháu hi sinh nhất trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ: bà có chổng, 9 người con trai, một con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ.
Ảnh 5: Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính: nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và Toán học.
Ảnh 6: Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc công ty sữa Việt Nam Vinamilk, Anh hùng lao động thời kì đổi mới, một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có đóng góp nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam và khu vực.
Gợi ý phương án khác: GV có thể dùng kĩ thuật khăn trải bàn/kĩ thuật ổ bi để tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ này; hoặc tổ chức cho HS chơi Ghép đôi: Ghép chữ với hình:
Người có nhiều con cháu hi sinh nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. |
Ảnh nhạc sĩ Văn Cao |
Tác giả của Quốc ca Việt Nam. |
Ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ |
……. |
….. |
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu mở rộng
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Tiếp sức” để thực hiện yêu cầu thứ 2 (mục 2 phần Khám phá trong SGK): Hãy kể thêm tên và đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục,... mà em biết.
- GV phổ biến luật chơi: Lần lượt từng thành viên của mỗi đội lên bảng ghi tên người có công với quê hương, đất nước ở các lĩnh vực khác nhau (không cần phân chia thành từng lĩnh vực). Đội nào ghi được nhiều và đúng hơn sẽ thắng.
- GV chia bảng thành 2 phẩn, ghi đội 1, đội 2 vào từng phẩn; Chọn 2 đội chơi, mỗi đội từ 3 -5 HS Người điểu khiển trò chơi có thể là HS. HS tham gia chơi, các HS khác quan sát, cổ vũ.
- GV mời các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả của hai đội. GV hỏi thêm hiểu biết của HS về đóng góp của các nhân vật được ghi trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận.
Gợi ý phương án khác: GV có thể dùng kĩ thuật tia chớp, hướng dẫn HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời nhanh yêu cầu này; Khuyến khích HS kể về những người có công ở quê hương mình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước
Mục tiêu: HS giải thích được lí do vì sao phải biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, đọc các trường hợp kết hợp với quan sát tranh trong SGK (mục 2 phần Khám phá) để trả lời câu hỏi:
+ Hai trường hợp a và b trong SGK nói về điểu gì?
+ Vì sao chúng ta cẩn phải biết ơn những người có công với quê hương, đất nước?
- HS thảo luận nhóm đôi, ghi kết quả thảo luận vào nháp/phiếu học tập.
- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác).
- GV nhận xét, kết luận: Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ đã góp phần xây dựng quê hương, đất nước (trường hợp a) và bảo vệ quê hương, đất nước (trường hợp b).
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cơn làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước
Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, quan sát 6 bức tranh trong SGK (mục 3 phần Khám phá) và thực hiện yêu cầu: Em hãy kể những việc làm thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước trong các bức tranh.
- HS làm việc nhóm để thực hiện yêu cầu, ghi kết quả thảo luận vào nháp/phiếu học tập. GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện 1, 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác quan sát, nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, gợi ý câu trả lời và tiếp tục nêu yêu cầu: Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn vôi người có công vôi quê hương, đất nước.
- GV có thể dùng kĩ thuật tia chớp cho HS trả lời nhanh hoặc tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Truyền điện” để HS thực hiện yêu cẩu.
- GV chốt kiến thức phẩn Khám phá (có thể vẽ thành sơ đồ tư duy).
- Chúng ta cần biết ơn những người có công trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Nhờ có những cống hiến đó, chúng ta mới có cuộc sống hoà bình, hạnh phúc ngày nay.
- Để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, chúng ta cần phải tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ thành quả của thế hệ trước, học tập, rèn luyện để tiếp nối sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước mạnh giàu.
HS đọc thông điệp trong SGK. GV giải thích thêm về ý nghĩa của thông điệp.
3. Luyện tập
Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức, hình thành kĩ năng thông qua bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống về lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Cách tiến hành:
Bài tập 1: Lựa chọn đúng, sai
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong SGK (mục 1 phần Luyện tập).
- HS làm việc cá nhân.
- GV mời một HS trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, kết luận: Người có công với quê hương, đất nước: a, b, d, e, h.
- GV giải thích thêm: Không phải tất cả những người lao động (c), ca sĩ, diễn viên (g) hay người giàu có thành đạt nào (i) cũng có công với quê hương, đất nước nếu việc làm của họ không mang tính chất cống hiến.
Bài tập 2: Tranh biện, bày tỏ ý kiến
- GV tổ chức cho HS sắm vai, tranh biện, thực hiện bài tập 2 trong SGK (mục 2 phẩn Luyện tập).
- Lần lượt 2 HS cùng bàn thành 1 cặp đôi, sắm vai 2 nhân vật trong mỗi trường hợp, bày tỏ ý kiến và xin ý kiến của tập thể lớp.
- Các HS trong lớp lắng nghe, bày tỏ thái độ đồng tình/không đồng tình với các ý kiến bằng cách giơ tay. GV mời một số HS giải thích lí do vì sao đổng tình/không đồng tình với ý kiến đó.
- GV nhận xét, kết luận:
a. Đồng tình với Đạt; không đồng tình với An (vì người mang lại hoà bình cho chúng ta là người có công nhưng những người có công có thể không mang lại hoà bình nhưng mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho quê hương, đất nước,...).
b. Đồng tình với Tình; không đồng tình với Thanh. Mọi công dân đều có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa vì đều chịu ơn của những người có công.
c. Đồng tình với Nghĩa, không đồng tình với Thực (có thể làm những công việc khác chứ không nhất thiết chỉ làm mỗi việc quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là đền ơn đáp nghĩa).
d. Đồng tình với Minh, không đồng tình với Bình (những người có cống hiến thầm lặng vẫn là người có công với quê hương, đất nước).
Bài tập 3: Lựa chọn hành vi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, làm bài tập 3 trong SGK (mục 3 phần Luyện tập).
- HS đọc bài tập, suy nghĩ, thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận vào nháp/phiếu học tập.
- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác).
- GV nhận xét, kết luận:
+ Việc làm thể hiện lòng biết ơn người có cồng với quê hương, đất nước: a, b, d, e.
+ Hoạt động c, g là những hoạt động thoả mãn nhu cầu của bản thân mỗi người, không phải là hoạt động thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Bài tập 4: Nhận xét thái độ, hành vi
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, làm bài tập 4 trong (mục 4 phần Luyện tập).
- HS đọc trường hợp, thảo luận nhóm, ghi lại kết quả thảo luận vào nháp/phiếu học tập.
- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có ý kiến khác).
- GV nhận xét, kết luận:
Trường hợp |
Nhận xét |
Lời khuyên |
a |
a Thắng làm thế là thiếu tôn trọng các danh nhân và công lao của những người làm SGK. |
Không nên viết vẽ vào hình ảnh danh nhân trong SGK để tỏ lòng tôn kính danh nhân và để dành tặng SGK cho các em HS lớp sau. |
b |
Việc làm của Vân thể hiện lòng biết ơn người có công. |
|
c |
Hành động của Thảo và các bạn đúng, hành động của Phúc không đúng. |
Dù không quen người lính ấy nhưng Phúc nên đi cùng các bạn để tỏ lòng biết ơn người đã góp phần bảo vệ người dân trong thời kì hoà bình. |
d |
Kha suy nghĩ không đúng. Ngoài việc học, HS còn cần tham gia những hoạt động khác nữa. |
Chúng ta được sống, được học tập như ngày hôm nay là nhờ cống hiến của các thế hệ cha ông. Kha nên tham gia để hiểu và biết ơn những đóng góp đó. |
Bài tập 3: Xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: Đọc tình huống trong SGK (mục 5 phần Luyện tập), xây dựng kịch bản, sắm vai xử lí tình huống.
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
- GV mời đại diện các nhóm lên sắm vai xử Lí tình huống. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, đưa ra cách xử lí khác.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình huống 1: Khuyên Sơn nên tham gia cùng các bạn và rủ các bạn về nhà mình chơi, trò chuyên, thăm hỏi ông.
+ Tình huống 2: Páo nên nói với bạn: Đất nước đã hoà bình rồi nhưng vẫn cần có những người lính bảo vệ đất nước, đề phòng nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra. Mỗi người có một ước mơ khác nhau nhũng đều góp phần bảo vệ và dựng xây đất nước, gìn giữ, phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước.
+ Tình huống 3: Sử nên nói với các bạn: Nguồn tài trợ là có giới hạn, nhiều nơi còn khó khăn cần sự giúp đỡ của các nhà tài trợ. Vì vậy, không nên ỷ lại, trông chờ mà phải biết bảo vệ, gìn giữ cây cẩu để dùng được dài lâu.
+ Tình huống 4: Thu nên nói với thầy, cô giáo và nhiều bạn hơn nữa để cùng chung tay giúp đỡ các em nhỏ. Thu có thể sắp xếp thời gian phù hợp để vừa học tốt vừa có thể chăm sóc, dạy dỗ các em nhỏ cùng với các bạn và gia đình bác Phú.
4. Vận dụng
Mục tiêu: HS kết nối được những điểu đã học với thực tiễn cuộc sống bằng những việc làm cụ thể.
Cách tiến hành:
1. Liên hệ bản thân
- GV tổ chức cho HS sắm vai MC, phỏng vấn các bạn trong lớp để thực hiện bài tập vận dụng số 1: Hãy chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để tỏ lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- Lần lượt một số HS trong lớp sắm vai MC để phỏng vấn các bạn trong lớp.
2. Sáng tạo sản phẩm
- G V tổ chức cho HS làm việc cá nhân/nhóm để thực hiện bài tập vận dụng số 2: Hãy tạo một sản phẩm (viết đoạn văn, vẽ bức tranh, thiết kế poster,...) thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước.
- HS có thể thực hiện nhiệm vụ trên lớp hoặc về nhà, giờ học sau nộp cho GV hoặc treo ở giá/tường lớp học. GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức cho HS quan sát sản phẩm, nhận xét, đánh giá.