Hướng dẫn dạy Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp, Địa lí 10 Kết nối

Thứ tư - 04/12/2024 08:04
Hướng dẫn dạy Bài mở đầu: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp, Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Khái quát được những đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
- Liên hệ kiến thức môn Địa lí đã học, mối quan hệ giữa kiến thức môn Địa lí và kiến thức các môn học có liên quan.
- Xác định được các ngành nghé có liên quan đến kiến thức địa lí, giải thích được tại sao kiến thức môn Địa lí lại có lợi thế và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống.

2. Về năng lực
- Năng lục nhận thức khoa học địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học. năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Yêu thích và gắn bó với nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Hình in, video vé đặc điểm môn Địa li, các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.
- Thông tin tham khảo về một số ngành nghề có liên quan đến kiến thức môn Địa lí.
- Các phương tiện địa lí khác: bản đồ, atlat, số liệu,... 

IV. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
a) Mục tiêu
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kiến thức và vai trò của môn Địa lí đã học ở cấp học dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
b) Nội dung
Theo em, những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức môn Địa lí?
c) Sản phẩm học tập
HS sẽ có nhiều ý kiến trả lời dựa trên hiểu biết của bàn thân. Các ý kiến có thể đúng hoặc chưa đúng, HS sẽ rõ hơn khi bước vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
d) Hướng dẫn thực hiện
GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, phát vấn,... để thực hiện. Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu địa điểm, vai trò của môn Địa lí ở trường phổ thông
a) Mục tiêu
- Khái quát được đặc điếm cơ bản của môn Địa lí
- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.
b) Nội dung
Đọc thông tin trong mục 1, hãy:
- Nêu đặc điểm cơ bản của môn địa lí
- Cho biết vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống.
c) Sản phẩm học tập
- Đặc điểm của môn Địa lí:
+ Là môn học thuộc nhóm môn khoa học xã hội.
+ Môn Địa lí mang tính tồng hợp vì nó bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
+ Môn Địa lí có tính liên quan với các môn Toán, Vật lí, Hoá học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật,... 
- Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống:
+ Giúp các em có hiểu biết về khoa học địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống.
+ Củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông.
+ Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, trách nhiệm đối với môi trường.
+ Làm cho kho tàng kiến thức, vốn hiếu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất ở các nơi ngày càng thêm phong phú.
+ Giải thích được các hiện tượng địa lí trong cuộc sống.
+ Sử dụng kiến thức địa lí trong các ngành, lĩnh vực của đời sống.
d) Hướng dẫn thực hiện
- GV sử dụng các phương pháp thích hợp (thuyết trình, tổ chức cặp đôi,...) để thực hiện. GV cho HS liên hệ những kiến thức địa lí đà được học ở các cấp, lớp dưới, kết hợp với khai thác thông tin trong mục 1 đề các em nêu được đặc điểm và vai trò của môn Địa lí.
- HS chù động khai thác thông tin, liên hệ kiên thức địa lí đã học để hoàn thành sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS, chuẩn kiến thức và đặt câu hỏi: “Với đặc điểm và vai trò như vậy, môn Địa lí có liên quan tới những ngành nghề nào trong cuộc sống?" để chuyển tiếp sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp
a) Mục tiêu
Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.
b) Nội dung
Dựa vào thông tin trong mục 2 và hiếu biết của bản thân, hãy cho biết kiến thức địa lí hỗ trợ cho những ngành nghé nào.

c) Sản phẩm học tập
- Kiến thức địa lí phù hợp với nhiều ngành nghề lĩnh vực:
+ Địa lí tự nhiên: nông nghiệp, quản lí tài nguyên, môi trường, kĩ sư trắc địa, các ngành bộ phận (khí tượng, thuỷ văn, thổ nhưỡng,...),...
+ Địa lí kinh tế - xã hội: kinh tế, du lịch, tài chính ngán hàng, ngành liên quan đến dân số, xã hội,...
+ Địa lí tổng hợp: nhà giáo, quy hoạch phát triển, kĩ sư bản đồ, quân sự, ngoại giao,...
- Môn Địa lí phù hợp với nhiều lĩnh vực nghé nghiệp do đặc điểm của môn Địa lí có tính tổng hợp, kiến thức phong phú.

d) Hướng dẫn thực hiện
- Đây là nội dung quan trọng, nhằm hướng các em lựa chọn ngành nghề có liên quan đến môn Địa lí. GV cần nhấn mạnh từ đặc điểm môn Địa lí mang tính tổng hợp, nội dung phong phú, đa dạng nên học Địa lí sẽ là một lợi thế, có thể tham gia và phát huy tốt trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. GV giới thiệu một số ngành liên quan đến kiến thức địa lí như trong SGK, hoặc phân chia kiến thức địa lí thành các bộ phận: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tí và địa lí tổng hợp, mỗi bộ phận giới thiệu một số ngành nghề liên quan.
- HS làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi để làm rỏ các ngành nghé có liên quan đến kiến thức môn Địa lí trong thực tế.
- Từ những ngành nghề liên quan đến môn Địa lí đã xác định, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai để giới thiệu những đặc trưng, vai trò của ngành nghề đó hiện nay cũng như những kiến thức địa lí được sử dụng trong ngành nghề đó là gì.
- GV nhận xét, đánh giá phần hoạt động học tập của HS.

3. Luyện tập
a) Năng lực được hình thành
- Khai thác internet phục vụ môn học.
- Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế; vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Gợi ý trả lời
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch là dẫn khách du lịch đi tham quan du lịch theo các tuyến và các điểm du lịch, phải giới thiệu với du khách về phong cảnh, về điều kiện tự nhiên, về con người, về di tích danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, văn hoá các vùng miền,... Do vậy, hướng dẫn viên du lịch phải được trang bị những kiến thức về địa lí và lịch sử nhằm phục vụ cho nghề nghiệp của mình.

4. Vận dụng
a) Năng lực được hình thành
- Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
- Vận dụng tri thức địa lí vào nghề nghiệp mà HS sẽ chọn lựa.

b) Gợi ý trả lời
HS sẽ chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích. HS nói lên được vai trò của môn Địa lí đối với nghề nghiệp được lựa chọn, như: làm nông nghiệp; làm nhà quản lí tài nguyên, môi trường; làm kĩ sư trắc địa, bản đồ, địa chất; làm nhà quy hoạch; làm hướng dẫn viên du lịch,
THÔNG TIN THAM KHẢO 
Học Địa lí có thê làm rất nhiều ngành nghề liên quan do đặc điểm của môn Địa lí có kiến thức rộng, liên quan đến nhiều ngành nghề:
- Với các kiến thức liên quan đến địa lí tự nhiên, các em sẽ có thể làm việc trong nhiều ngành nghề như: nông nghiệp, các khoa học bộ phận (khí tượng học, thuỷ văn học,...), quản lí tài nguyên, mỏi trường, đánh giá chất lượng môi trường, bảo vệ và sử dụng tài nguyên môi trường,... giúp các em có cơ hội thể hiện khả năng để khắc phục những khó khăn và thách thức mà hiện trạng môi trường mang lại.
- Với các kiến thức liên quan đến địa li kinh tế và phát triển vùng, các em có thể làm việc trong các tổ chức, ngành liên quan đến các vấn đề toàn cầu hoá, vấn đề hội nhập, quy hoạch và phát triển các vùng đô thị, nông thôn, phát triển kinh tế,...
- Với các kiến thức liên quan đến địa lí dân cư, các em sẽ có đủ điều kiện để công tác tại các tổ chức, cơ quan quản li dân số, sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình hoặc làm công việc nghiên cứu các vấn đề dân số, các dự án phát triển hoặc chính sách liên quan đến xã hội,...
- Với các kiến thức liên quan đến địa lí du lịch sẽ giúp các em có đủ khả năng để tổ chức, thiết kế và điều hành các tour du lịch, hướng dẫn viên du lịch, quản lí nhà hàng, khách sạn,...
- Với các kiến thức liên quan đến địa lí tổng hợp, các em sẽ có nhiều cơ hội việc làm gắn với các ngành: giảng dạy Địa lí, quy hoạch phát triển, tổ chức lãnh thổ, kĩ sư bản đồ, nhà quân sự, nhà ngoại giao,...
Định hướng nghề nghiệp liên quan đến môn Địa lí nhìn chung khá rộng và rõ ràng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây