Hướng dẫn dạy Bài 1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối

Thứ ba - 03/12/2024 10:47
Hướng dẫn dạy Bài 1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội, Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Hướng dẫn dạy Bài 1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối
Bài 1. Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
 
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đàng chính sách, phép luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bàn thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ hành vi việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng động bằng các hành vi, việc làm phù hợp vói chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. 
 
3. Về phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh té của đát nước.
 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Tranh/ảnh, clip và các mấu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,... (nếu có điều kiện).
 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 .MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện:
- G V yêu cầu HS kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống thực tiễn và vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội. 
- HS trả lời, GV nhận xét và kết nối vào bài mới theo đoạn dẫn trong SGK.
 
2. KHÁM PHÁ   
Hoạt động 1. TÌM HIỂU VAI TRÒ CÙA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
b) Tổ chức thực hiện:
- GV Nền kinh tế là một chỉ thể thống nhất giữa các hoạt động sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đóng vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng vận động và phát triển.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình ảnh và cho biết hoạt động đó đóng góp gì cho đời sống xã hội.
- Theo em hoạt động sản xuất là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- Đại diện HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Gợi ý:
Hình ảnh 1 thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp), góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước,... Hình ảnh 2 thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động đế sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp) góp phần tạo ra lương thực cho con người tạo thu nhập cho người nông dân và đóng góp thuế phát triển đất nước,... Ngoài ra, cả hai hoạt động trên đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian.
- GV nhận xét và kết luận (theo nội dung chốt kiến thức trong SGK).
 
Hoạt động 2. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI - TRAO ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của hoạt động phân phối - trao đổi trong đời sống xã hội.
b) Tổ chức thực hiện:
* Hoạt động phân phối
- GV tổ chức thào luận nhóm đôi, hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi:
1/ Ban Giám dóc Công ty X đã có những quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?   
2/ Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và kết luận:
+ Ban Giám đốc Công ty X đã quyết định phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty và quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất.
+ Phản phối là hoạt động phân chia các yếu tổ sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).
+ Phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.
 
* Hoạt động trao đổi
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
1. Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cẩu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?
2/ Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có vai trò gì trong đời sống xã hội?
- Sau khi mời đại diện một đến hai nhóm trà lời câu hỏi, GV nhận xét và kết luận:
+ Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hoá, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Việc duy trì chợ phiên là nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây, là nơi giao thương mua bán: người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần. .  
+ Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).
+ Trao đổi đóng vai trò cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
 
Hoạt động 3. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU DÙNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
a) Mục tiêu: HS nêu được vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội.
b) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
1/ Các nhân vật trong hai bức tranh đang dùng gạo với mục đích gì?
2/ Dịch bệnh COVID - 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đồi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội?
- Đại diện HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
Ở tranh 1, gạo được sử dụng với mục đích để con ngươi đều dùng trực tiếp, còn gạo ở tranh 2 được sử dụng làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác (kinh doanh quán cơm bình dân).
- GV nhận xét và kết luận (theo nội dung chốt kiến thức trong SGK).
- Kết thúc hoạt động Khám phá, HS nhắc lại những kiến thức cơ bản vừa khám phá. GV chốt lại những nội dung chính của bài học.
- Cách 1: GV chốt vá trình chiếu những kiến thức cơ bản của bài học vừa được khám phá.
- Cách 2: HS làm việc nhóm, vê sơ đó tư duy để chốt kiến thức và trình bày trước lớp.
 
3. LUYÊN TẬP
a) Mục tiêu: HS củng cố tri thức vừa khám phá; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống có liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
b) Tổ chức thực hiện: 
1. Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
GV phân công HS thảo luận cặp đỏi các trường hợp trong SGK. Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sau đó GV kết luận: 
- Trường hợp a: Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,... Việc thực hiện sản xuất xanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hưởng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế. Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Trường hợp b: Giải pháp điếu chinh hoạt động phân phổi thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân được người lao động. Người lao động sẻ tiếp tục có việc làm, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì dược cuộc sống, giữ được việc làm ổn định.
- Trường hợp c: Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi. Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng,... Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hoá, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng như quảng cáo,... Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc ảnh hưởng xấu đến quyến lợi người tiêu dùng, còn người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tin đề mua sản phẩm,...
- Trường hợp d: Hoạt động tiêu dùng các sàn phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ánh hưởng nhiều đến đời sống xã hội, cần có biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huỷ như: gỗ, giấy,...
2. Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau:
GV tổ chức cho HS tiếp tục làm việc nhóm, thảo luận và đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong từng tình huống. GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, GV kết luận:
- Trường hợp a: Việc làm giả sản phẩm một số thương hiệu nổi tiếng là vi phạm pháp luật về cạnh tranh nên chị H không nên làm như vậy.
- Trường hợp b: Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ rằng các bạn HS rất ham chơi trò chơi điện từ, bố mẹ kinh doanh vì muốn thu được nhiều tiền từ HS trốn học, bỏ tiết để chơi điện tử là không nê.
3. Tham gia đóng vai thể hiện vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
- GV hướng dẫn HS trò chơi sám vai: “Táo quân”
Mỗi nhóm xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất, Táo Phân phối - Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo cáo tinh hình hoạt động của nền kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực mình phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội. 
- Phân công vai diễn và thực hiện vở diễn trước lớp.
- Sau khi HS biểu diễn, GV mời các nhóm nhận xét và bình chọn vai diễn có phần báo cáo hay nhất.
 
4. VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điếu đà học vế vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vẩn đế một cách chủ động, sáng tạo.
b) Tổ chức thực hiện:
1. GV hướng dẫn HS sử dụng mạng xã hội với những thông tin sẵn có từ bạn bè người thân, tập rao bán một vài loại sản phẩm nào đó nhân dịp ngày lễ, tết ví dụ như: bán quà lưu niệm nhân ngày 20 - 11, dịp tết Trung thu, ngày 8 - 3,... nhằm giúp các em tập làm quen với một số hoạt động kinh doanh, nhận biết được vai trò của hoạt động này trong đời sống xả hội
2. GV hướng dẫn HS về nhà vẽ tranh cổ động cho hoạt động “tiêu dùng xanh” (ví dụ: tranh vẽ chiếc xe đạp với khẩu hiệu “Giải pháp xanh”) và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh với thầy cô và các bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây