Hướng dẫn dạy Tuần 1: Lễ khai giảng năm học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối

Thứ ba - 03/12/2024 10:57
Hướng dẫn dạy Tuần 1: Lễ khai giảng năm học, Chủ đề 1. Em với nhà trường, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Hướng dẫn dạy Tuần 1: Lễ khai giảng năm học, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối
Tuần 1: Lễ khai giảng năm học
 
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng;
- Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào; có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng;
- Rèn sự tự tin, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng lắng nghe tích cực; phát triển phẩm chất trách nhiệm. 
 
II. CHUẨN BỊ
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Thành lập BTC ngày lễ khai giảng: Ban Chi ủy, BGH và trưởng các đoàn thể;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên BTC, triển khai hoạt động;
- Kịch bản chương trình lễ khai giảng;
- Thành lập đội nghi lễ: đội trống, đội cờ;
- Gửi giấy mời các đại biểu;
- Trang trí phông khai giảng;
- Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn, trống; đĩa nhạc Quốc ca, Quốc kì;
- Quà tặng cho HS khó khăn trong trường (nếu có);
- Nhà trường cần có phương án dự phòng nếu trời mưa.
 
2. Đối với HS
- Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng;
- Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác;
- Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng;
- Tạp dượt nghi lễ khai giảng: đón HS lớp 6, đón đại biểu, lễ chào cờ, lễ diễu hành (nếu có).
 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng
a) Mục tiêu
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón;
- Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.
b) Nội dung
- Tổ chức thực hiện
GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng theo trình tự sau:
1. Đón tiếp đại biểu.
2. Lễ diễu hành: Rước cờ, ảnh Bác, các đội danh dự, đại diện các khối lớp.
3. Lễ đón HS lớp 6: HS lớp 6 được tập trung ở địa điểm thuận lợi cho việc di chuyển, tay cầm cờ, hoa. Theo lời giới thiệu của người dẫn chương trình, GVCN và đại diện HS lớp 8 hoặc 9 dắt tay, hướng dẫn các em HS lớp 6 đi vào trên nền nhạc đến vị trí ngồi quy định. HS lớp 6 tự tin, vui tươi đi theo hàng, vẫy cờ chào thầy cô và các anh chị trong trường khi đi qua khán đài.
4. Lễ chào cờ.
5. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.
6. Đại diện cán bộ địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai trường. Khi nghe đọc thư, toàn trường đứng nghiêm.
7. Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường. Trong diễn văn có điểm qua thành tích lớn của trường trong năm học trước, nêu chủ đề và phát động thi đua năm học mới, tuyên bố khai giảng, lời chào mừng các em HS lớp 6. Sau khi tuyên bố khai giảng năm học mới, hiệu trưởng đánh trống khai trường (kèm theo lời bình nếu có).
8. Đại diện GV phát biểu thể hiện sự hưởng ứng và cam kết thi đua trong năm học mới.
9. Đại diện HS cam kết thi đua học tập và rèn luyện tốt; đại diện HS lớp 6 phát biểu cảm tưởng được đón chào và học ở ngôi trường THCS.
10. Đại biểu chúc mừng GV và HS.
11. Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường (nếu có).
 
Hoạt động 2: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY KHAI GIẢNG
a) Mục tiêu
Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng đón chào năm học mới.
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
Chương trình văn nghệ có thể linh hoạt đầu, sau tiếng trống khai trường hoặc cuối chương trình.
ĐÁNH GIÁ
- HS lớp 6 chia sẻ cảm xúc được chào đón vào trường mới và dự kiến hướng phấn đấu trong cấp học THCS.
- HS các lớp chia sẻ cảm xúc về ngày khai giảng và mục tiêu phấn đấu của bản thân trong năm học mới.
 
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- HS các lớp cam kết thi đua học tập và rèn luyện trong năm học mới.
- Phát huy truyền thống nhà trường và kính thầy, yêu bạn. 
 
LỚP HỌC MỚI CỦA EM
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Kể được tên các bạn trong lớp, trong tổ và tên các thầy, cô giáo dạy lớp mình;
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò;
- Biết cách thiết lập được mối quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
- Rèn luyện lã năng thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, lánh trọng thầy cô, kĩ năng làm chủ cảm xúc, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng,...; sự tự tin, thiện chí; phẩm chất nhân ái.
 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV chuẩn bị
- Thiết bị phát nhạc và các bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò;
- Các tình huống về những việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô xảy ra trong thực tiễn ở lớp, ở trường mình để có thể bổ sung, thay thế các tình huống giả định;
- Một hộp giấy đựng phiếu trả lời câu hỏi trong Hoạt động 1 của HS.
 
2. HS chuẩn bị
- Sưu tầm những tình huống về các việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô có trong thực tiễn ở lớp, ở trường;
- Những trải nghiệm của bản thân về việc nên làm và không nên làm đối với bạn bè, thầy cô để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò và thiết lập quan hệ với bạn bè, thầy cô.
 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe một vài bài hát về trường, lớp, tình bạn, tình thầy trò. Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nghe những bài hát này, em có cảm xúc gì?
+ Mong ước của em về môi trường học tập là gì?
- GV khích lệ HS nêu những ý kiến không trùng lặp và ghi lên bảng.
- Sau đó GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động.
 
KHÁM PHÁ - KẾT NỐI
Hoạt động 1: HIỂU LỚP HỌC MỚI
a) Mục tiêu
- Làm quen được với bạn bè, thầy cô giáo trong môi trường học tập mới;
- Kể được tên các bạn trong tổ, lớp và các thầy, cô giáo dạy lớp mình;
- Biết được môi trường lớp học mới của mình.
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS tự giới thiệu bản thân với các bạn trong tổ và lắng nghe các bạn trong tổ giới thiệu về mình theo các nội dung sau:
+ Họ và tên đầy đủ (GV gợi ý HS có thể nói về ý nghĩa của tên mình để các bạn hiểu hơn và dễ nhớ).
+ Đã học ở trường tiểu học nào.
+ Địa chỉ nơi đang sống.
+ Sở trường, sở thích cá nhân.
- GV yêu cầu đại diện tổ giới thiệu với lớp về các thành viên của tổ mình trước lớp. Khuyến khích HS tìm các hình thức giới thiệu sao cho hấp dẫn, gây hứng thú cho lớp.
- Yêu cầu HS lắng nghe GVCN giới thiệu về bản thân và các thầy, cô giáo bộ môn.
- Khuyến khích HS tham gia chia sẻ cảm xúc khi được học, hoạt động cùng các bạn và mong muốn của mình về môi trường học tập mới.
- Cùng HS phân tích và kết luận Hoạt động 1: Trong môi trường học tập mới, em có nhiều bạn bè và thầy, cô giáo mới. Rất nhiều điều mới mẻ và thú vị đón chờ các em ở phía trước. Các em hãy luôn thân thiện với bạn mới và thầy cô để tạo nên lớp học gắn bó, đoàn kết và thân ái.
 
Hoạt động 2: XÁC ĐỊNH NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM VỚI BẠN BÈ, THẦY CÔ
a) Mục tiêu
Nêu được những việc nên làm và không nên làm với bạn bè, thầy cô để thiết lập quan hệ bạn bè thân thiện và quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô.
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau suy ngẫm rồi chia sẻ về những việc nên làm và không nên làm nhằm thiết lập mối quan hệ thân thiện với bạn bè; gần gũi, kính trọng với thầy cô.
- GV gợi ý HS tham khảo ví dụ trong SGK để lập thành bảng như sau:
+ Thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè
TT Những việc nên làm Những việc không nên làm
     
 
+ Thiết lập quan hệ gần gũi, kính trọng thầy, cô giáo
TT Những việc nên làm Những việc không nên làm
     
 
Hoặc có thể sơ đổ hoá theo gợi ý trong SGK.
Phương án 1:
- GV khích lệ đại diện các cặp xung phong chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Yêu cầu HS lắng nghe tích cực ý kiến của các bạn và lưu ý HS: những bạn chia sẻ sau chỉ bổ sung những ý kiến khác với các bạn đã nêu trước đó.
- Cùng HS phân loại, tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận về những điều nên và không nên để thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới.
Những việc nên làm Những việc không nên làm
Cởi mở, hoà đồng với các bạn Tự cao, chỉ chơi với những bạn cho là hợp với mình
Chân thành, thiện ý với bạn Đố kị, ganh đua
Thẳng thắn, nhùng tế nhị trong góp ý Không thẳng thắn, thích nói xấu sau lưng bạn
Tránh thái độ, lời nói, hành vi làm bạn tự ái hay tổn thương Để cảm xúc tức giận chi phối thể hiện thái độ, lời nói xúc phạm
Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau đỡ bạn Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ, giúp
Khi có mâu thuẫn cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân. Nếu mình có lỗi thì cần dũng cảm xin lỗi bạn. Nếu bạn hiểu lấm cần giải thích để bạn hiểu hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô. Khi có mâu thuẫn, để sự giận dổi, thù hận trong lòng hoặc nói xấu bạn
Thấy bạn có biểu hiện tiêu cực hoặc bạn lôi kéo, rủ rê các bạn khác trong lớp làm những việc không tốt cẩn góp ý mang tính xây dựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ để ngăn bạn phạm sai lầm Làm ngơ, mặc kệ bạn để tránh phiền hà
 
 
- Cùng HS phân loại, tổng hợp, bổ sung ý kiến và kết luận vế những điều nên và không nên để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô.
Những việc nên làm Những việc không nên làm
Tôn trọng, lễ phép với thầy cô  Có thái độ, lời nói, hành vi thiếu tôn trọng làm thầy cô buồn
Lắng nghe thầy cô để hiểu được thiện chí, tình cảm của thầy cô Không lắng nghe thầy cô
 
Quan niệm thầy cô như người bạn lớn tuổi, chủ động hỏi những gì chưa hiểu hoặc xin lời khuyên, tư vấn Giữ khoảng cách với thầy cô, chỉ quan hệ với thấy cô trong giờ học
Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết Thờ ơ, lãnh đạm với thầy cô
 
Suy nghĩ tích cực về những điếu góp ý thẳng thắn của thầy cô Vì tự ái mà nghĩ sai về động cơ góp ý của thầy cô
Khi có khúc mắc với thầy cô cần chủ động giải thích để thấy cô hiểu hoặc tìm đến sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô giáo khác Phàn nàn về thầy cô với gia đình, bạn bè
 
 
Phương án 2: Tổ chức trò chơi “Nên và không nên”:
- Cách chơi: GV chia HS thành 4 đội. Phân công hai đội tham gia chơi trò chơi “Nên và không nên” để thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn; còn hai đội tham gia chơi trò chơi “Nên và không nên” để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô.
Chia thành hai khu vực chơi: Một khu vực ở nửa phía trên gần bảng dành cho hai đội tham gia chơi trò chơi “Nên và không nên” để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô; Một khu vực ở phẩn cuối lớp dành cho hai đội tham gia chơi trò chơi “Nên và không nên” để thiết lập mối quan hệ thần thiện với bạn. Đối với hai đội đứng ở vị trí gần bảng, GV kẻ trên bảng hai cột “Nên” và “Không nên”. Hai đội chơi sẽ ghi lên bảng những việc nên làm và những việc không nên làm để thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng với thầy cô.
Đối với hai đội đứng ở khu vực cuối lớp, GV chuẩn bị sẵn tờ giấy A0 có chia thành hai cột “Nên” và “Không nên”, sau đó đính lên tường phía cuối lớp. Hai đội chơi sẽ ghi những việc nên làm và những việc không nên làm để thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn vào đó.
Hết thời gian quy định, đội nào nêu được nhiều ý kiến đúng hơn, đội đó sẽ thắng cuộc.
- Cùng HS phân loại, tổng hợp, bổ sung ý kiến và kết luận về những điều nên và không nên để thiết lập mối quan hệ thân thiện với bạn bè và gần gũi, kính trọng thầy cô.

THỰC HÀNH
Hoạt động 3: XỬ LÍ TÌNH HUỐNG ĐỂ THIẾT LẬP QUAN HỆ THÂN THIỆN VỚI BẠN BÈ, THẦY CÔ
a) Mục tiêu
Vận dụng được những kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc xử lí những tình huống để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè và gần gũi, kính trọng thầy cô.
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm không quá 8 người.
- Yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm thảo luận, sắm vai thể hiện cách giải quyết hai tình huống trong SGK. Mỗi nhóm sắm vai trước lớp một trong hai tình huống đó.
- Yêu cầu HS: Trong khi một nhóm thể hiện thì các nhóm khác chú ý quan sát và lắng nghe tích cực để có thể học hỏi và đặt câu hỏi hoặc bình luận, góp ý.
- Sau khi các nhóm đã thể hiện xong, GV tổ chức cho HS tham gia bình luận, góp ý.
- GV cùng HS phân tích, kết luận những cách xử lí và thể hiện phù hợp.
 
VẬN DỤNG - HOẠT ĐỘNG SAU GIỜ HỌC
a) Mục tiêu
Tiếp tục tìm hiểu về bạn bè, thầy cô và thể hiện những việc nên làm nhằm tạo mối quan hệ thân thiện trong môi trường học tập mới.
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu và hướng dẫn HS sau giờ học tiếp tục thực hiện những việc sau:
- Tìm hiểu thêm về bạn bè, thầy cô giáo mới - đặc biệt là những thầy cô dạy lớp mình.
- Hằng ngày thực hiện những điều nên làm để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, kính trọng và gần gũi với thầy cô.
- Gợi ý HS làm một món quà đề tặng bạn hoặc thầy, cô giáo mà em mới quen.
 
TỔNG KẾT
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được/ rút ra được bài học kinh nghiệm sau khi tham gia các hoạt động.
- Kết luận chung: Thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, gần gũi, kính trọng thầy cô là rất cần thiết nhằm tạo nên sự gắn bó, tin cậy giữa em với bạn bè, thầy cô và tạo nên môi trường học tập thân thiện cho các em. Mỗi HS cần thực hiện những việc nên làm và tránh những việc không nên đối với bạn bè và thầy cô.
- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS; động viên, khen ngợi những HS tích cực, có nhiều đóng góp trong các hoạt động.
 
I. SƠ KẾT TUẦN  VÀTHÔNG QUA KẾ HOẠCH TUẦN SAU
GV yêu cầu ban cán sự lớp điểu hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.
 
II. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
a) Mục tiêu
- Ghi nhớ được các nội quy nhà trường và nội quy lớp học;
- Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cam kết nội quy lớp học, trường học;
- Nêu được những hành động, lời nói đã thể hiện để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô;
- Thể hiện được tình cảm yêu thương, thân thiện với bạn bè, thầy cô.
 
b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
- GV phổ biến về nội quy nhà trường, nội quy lớp học
- GV yêu cầu lớp trưởng đọc nội quy nhà trường, nội quy lớp học.
- GV giải đáp băn khoăn, thắc mắc của HS.
- Tổ chức cho HS xây dựng cam kết thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp học
- GV khuyến khích HS cùng nhau xây dựng các quy định trong nội quy lớp học.
- Các tổ thảo luận biện pháp thực hiện và xây dựng cam kết thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp học.
- Đại diện các tổ cam kết trước lớp về việc thực hiện nội quy nhà trường.
- HS chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động vận dụng sau giờ học
- GV khuyến khích HS chia sẻ những điểu đã thể hiện được để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè, thầy cô.
- Đại diện các tổ chia sẻ về món quà tặng một người bạn hoặc thầy cô.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây