BÀI 1. Lịch sử và cuộc sống
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Về kiến thức
- Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
2. Về kĩ năng, năng lực
Bước đầu rèn luyện các năng lực của môn học như:
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
- Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụ thể.
3. Về phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trung thực, nhân ái,...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẫu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
- GV cần bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình, dựa vào nội dung biên soạn trong SGK để hình thành những kiến thức cơ bản cần nắm vững cho HS.
- Tuy nhiên, để giúp HS dễ hiểu, dễ hình dung nội dung kiến thức, tăng tính tương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV những ví dụ, dẫn chứng, tư liệu minh hoạ là cẩn thiết. GV cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung những học liệu bổ sung này để đảm bảo tính chính xác, không quá tải hoặc quá dàn trải và tăng hiệu quả khi sử dụng.
- Để dạy học các bài trong SGK phần Lịch sử lớp 6 nói chung và dạy học bài này nói riêng, GV cẩn dựa trên quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, cần xuất phát từ mục tiêu: “HS làm được gì sau khi học xong bài học’,’... mà lựa chọn phương pháp, cũng như nội dung dạy học phù hợp.
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài học (được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của Chương trình) để lựa chọn, kết hợp sử dụng một số phương pháp, hình thức dạy học lịch sử phù hợp.
- GV cần khắc phục lối truyền thụ một chiều: GV giảng, HS ghi chép lại. GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS: khai thác tư liệu, làm việc cá nhân/thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo kết quả trước lớp, nhận xét, nêu ý kiến phản biện,... Thông qua đó góp phần từng bước hình thành các năng lực môn học cho HS.
IV. GỢI Ý CÁCH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Mở đầu
Phần này đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử tiêu biểu từ khi xuất hiện cho đến ngày nay, nhằm giới thiệu sự thay đổi, phát triển của các loại hình máy tính qua thời gian. GV có thể sử dụng nội dung này để dẫn dắt, định hướng nhận thức của HS vào bài học, rằng sự thay đổi của máy tính điện tử theo thời gian như vậy chính là lịch sử. GV cũng có thể lấy rất nhiều ví dụ gần gũi, sát thực khác với HS và đặt câu hỏi: Sự thay đổi của các sự vật/hiện tượng theo thời gian đó được hiểu là gì? Đó chính là quá trình hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng và cũng là lịch sử của sự vật, hiện tượng đó. GV nêu ra vấn đề để định hướng nhận thức của HS: Vậy lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử?,... để dẫn dắt vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới
Mục 1. Lịch sử là gì?
a) Nội dung chính
Lịch sử thường được hiểu theo hai nghĩa: Lịch sử là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm cả tự nhiên và xã hội, vì thế, có lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội. Lịch sử hình thành Trái Đất, lịch sử phát triển của Toán học, Vật lí hay Hoá học,... thuộc lịch sử tự nhiên. Khoa học lịch sử đang nói tới ở đây là thuộc lịch sử xã hội, nó nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất đến ngày nay. Từ khoa học lịch sử hình thành nên môn Lịch sử. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu của khoa học lịch sử. Như vậy có thể thấy, môn Lịch sử không tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà chỉ đề cập tới những gì mà khoa học lịch sử đã nghiên cứu, làm sáng tỏ và theo một định hướng (quan điểm, thế giới quan) nhất định nào đó. Tuy nhiên, đối với HS lớp 6 chỉ cần cho các em biết và hiểu đơn giản hai ý sau:
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
- Môn học Lịch sử là môn học tìm hiểu vế quá khứ của loài người trên cơ sở của khoa học lịch sử.
b) Tư liệu, kênh hình cần khai thác
Khi nêu ví dụ cụ thể, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu: Lịch sử là những gì đã xảy ra trong xã hội (Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch giải phóng Sài Gòn năm 1975,...), cũng có thể đã xảy ra ở thôn, xã hay chính gia đình em; Lịch sử là một khoa học, như các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, lịch sử Đảng bộ tỉnh hay huyện, xã nơi em đang học; môn học Lịch sử như Lịch sử 6, Lịch sử 7,...
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học
- Sau phần thảo luận, trả lời của HS đề mở đầu bài học mới, GV tiếp tục dẫn dắt: Sự thay đổi của các dạng máy tính hay một sự vật, hiện tượng qua thời gian như vậy chính là lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Sự thay đổi đó diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc.
GV có thể định hướng HS tiếp tục lấy thêm một số ví dụ khác trong tự nhiên và đời sống xã hội và cùng thảo luận để khắc sâu kiến thức. Từ đó, GV giải thích: Lịch sử là gì? Đó chính là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử xã hội loài người là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Môn Lịch sử mà các em được học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người.
- GV có thể cho HS đọc một câu chuyện lịch sử hay xem một bức tranh (ảnh), sau đó cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? (Đó chính là lịch sử được con người ghi chép hay chụp lại, tức là lịch sử được nhận thức). Và chính nhờ những cầu chuyện hay hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.
Như vậy, ở mục này, GV có thể sử dụng đồ dùng trực quan, tư liệu lịch sử, sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm,... để tiến hành các hoạt động dạy học.
Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.
Mục 2. Vì sao phải học lịch sử?
a) Nội dung chính
- Học lịch sử để hiểu biết về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc, và rộng hơn là của cả loài người; biết trong quá khứ con người đã sống, đã lao động để cải tạo tự nhiên, xã hội ra sao,... Mỗi người đều có nguồn gốc xuất thân, đó là lịch sử của gia đình, dòng họ. Khi một dòng họ xây dựng nhà thờ tổ, lập gia phả,... đều phải nghiên cứu về cội nguồn xa xưa của dòng họ. Đây chính là lịch sử của dòng họ. Mở rộng ra, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình. Như vậy, học lịch sử không phải là học những gì xa xôi mà học là để biết về chính quá khứ của dòng họ, làng xóm, dân tộc mình.
- Học lịch sử giúp đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai. Phục dựng lại những gì đã xảy ra trong quá khứ giúp chúng ta thấy rõ những việc thất bại và thành công, trận chiến nào chiến thắng hay thất bại,... Từ đó, các nhà sử học hoặc chính chúng ta sẽ tự rút ra được bài học kinh nghiệm vế cả thành công và thất bại. Nếu tương lai diễn ra sự việc tương tự thì chính những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp ta làm tốt hơn, tránh được những thất bại như đã từng xảy ra. Đó là giá trị to lớn của các bài học lịch sử.
b) Tư liệu, kênh hình cẩn khai thác
- Hình 2. Một số tác phẩm nghiên cứu lịch sử - là ví dụ cho một số công trình nghiên cứu của khoa học lịch sử.
- Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là hai câu mở đầu của tác phẩm Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hổ Chí Minh. Tác phẩm này gồm 208 câu thơ lục bát, được Bác sáng tác vào những năm 1941 - 1942 tại Cao Bằng, nhằm ca ngợi lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ thời Hồng Bàng đến đầu những năm 40 của thế kỉ XIX. Nội dung hai câu thơ muốn nhấn mạnh vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà.
- Kết nối với ngày nay: Trước khi tiến về tiếp quản Thủ đô, Bác Hồ đã về thăm Đền Hùng. Tại Đền Giếng, trong Khu di tích Đến Hùng - nơi thờ tự các Vua Hùng, sáng 19 - 9 - 1954, Bác Hổ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong. Chỉ tay lên đền, Bác hỏi: “Các chú có biết đây là nơi nào không? Đây chính là đền thờ Vua Hùng, tổ tiên chúng ta, người sáng lập nước ta. Bác cháu ta gặp nhau ở đây là rất có ý nghĩa. Ngày xưa, các Vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”. Chính tại nơi đây, Bác Hồ đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời dạy của Bác không chỉ giúp ta thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ xưa tới nay mà còn nói lên vai trò của Sử học: Chính nhờ Sử học đã phục dựng lại quá trình lập nước thời các Vua Hùng để ngày nay chúng ta tiếp nối truyền thống đó.
c) Gợi ý các hình thức tổ chức dạy học
- GV có thể yêu cấu HS giới thiệu vắn tắt về gia đình mình (gốm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) và giải thích: biết được nguồn gốc, truyền thống gia đình thông qua ai, thông qua phương tiện nào và điều đó có tác dụng như thế nào,...
Yêu cầu cần đạt: HS hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, tự hào về truyền thống gia đình và xác định được trách nhiệm của mình để kế tục truyền thống đó,...
- GV hướng dẫn HS khai thác hai câu thơ của Chủ tịch Hổ Chí Minh được dẫn trong SGK để rút ra ý nghĩa của việc học lịch sử (hai câu thơ đã chỉ ra yêu cầu cũng như ý nghĩa, vai trò của việc học lịch sử (“phải biết sử” để “tường gốc tích”).
- GV có thể khai thác thêm mục “Kết nối với ngày nay” bằng cách đặt câu hỏi cho HS thảo luận và trả lời: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì?... GV kết luận: Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ nhưng luôn luôn gắn liền với hiện tại, với đời sống của mỗi người. Học lịch sử không chỉ để biết những gì đã xảy ra trong quá khứ, về cội nguồn, lịch sử dân tộc, lịch sử loài người, mà còn góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế giới hoà bình, ổn định và phát triển trong hiện tại và tương lai (thông qua tiếp thu những kinh nghiệm và bài học lịch sử).
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà,...
- GV cho HS quan sát hai tác phẩm nghiên cứu lịch sử (một tác phẩm nghiên cứu lịch sử Việt Nam và một tác phẩm nghiên cứu lịch sử thế giới) và cho biết tác dụng của việc biên soạn hai tác phẩm đó. Trước khi HS trả lời, GV có thể giới thiệu qua tác giả, nội dung của hai tác phẩm đó, từ đó HS nêu được: Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu vế quá khứ, cội nguồn,... của dân tộc và nhân loại. Để từ đó, chúng ta đúc kết những bài học kinh nghiêm vẽ sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng tương lai. Từ việc đặt câu hỏi trên để HS trả lời và đó cũng chính là cầu trả lời cho câu hỏi: Vỉ sao phải học lịch sử? GV có thể chốt lại kiến thức cho HS hiểu và ghi nhớ.
3. Luyện tập và vận dụng
Trong phẩn này, chúng tôi chỉ đưa ra những gợi ý cho các câu hỏi mang tính vận dụng; những câu hỏi ở mức độ biết, hiểu trong tiến trình bài học, GV hướng dẫn HS khai thác triệt để nội dung kiến thức trong SGK và định hướng của thầy/cô giáo là có thể giải quyết được.
Câu 1. Câu hỏi này đưa ra quan điểm của một danh nhân về vai trò của lịch sử: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sổng’.’ GV có thể vận dụng phương pháp tranh luận nhằm phát triển kĩ năng, tư duy phản biện của HS. GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trả lời ý kiến. Có thể hai nhóm HS sẽ đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó. GV chú trọng khai thác lí do vì sao HS đồng tình hoặc không đồng tình, chấp nhận cả những lí do hợp lí khác ngoài SGK hay kiến thức vừa được hình thành của HS. Cuối cùng, GV cần chốt lại ý kiến đúng.
Câu 3. GV có thể cho HS tự trình bày vế cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào? Học như thế nào? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhất đối với mình? Vì sao?,... Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo,...), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình,...) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa,... Khi học cần ghi nhớ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thể lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm.
Câu 4. GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn đế: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời:
- Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống nên bất cứ ai cũng cần.
- Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí,... Nếu các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các nhà sử học thời xưa đã nói
: “Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương để răn dạy cho đời sau. Các nước ngày xưa, nước nào cũng có sử là vì vậy”. “Sử phải tỏ rõ được sự phải trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực là cái cân, cái gương của muôn đời”. (Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Tạp 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972)
- Trong một đại hội quốc tế về giáo dục lịch sử, vai trò của bộ môn Lịch sử được khẳng định, vì
“con người tương lai phải nắm vững những kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới để có thể trở thành người chủ có ý thức trên hành tinh chúng ta, nghĩa là hiểu: sống và lao động để làm gì, cần phải đấu tranh chống tệ nạn gì, nhằm bảo vệ và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp như thế nào...”. (Theo Nhập môn sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987).