I. MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát của bài học này là giúp HS làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cẩn thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.
Trên cơ sở đó, GV giúp HS khắc phục những nhận thức sai lầm, nhất là cách tư duy một chiều về lịch sử, coi lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng được gì trong cuộc sống của các em. Qua đó, bài này giúp HS phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu; năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.
Như thế, bài này cũng giúp HS phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống.
1. Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được khái niệm Sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
2. Về năng lực
- Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích,... sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
- Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Về phẩm chất
Bồi dưỡng các phẩm chất như: trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án (kế hoạch dạy học): dựa vào nội dung của Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tư liệu.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. MỘT SỐ LƯU Ý VÉ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Bài học này được biên soạn và dự kiến dạy học trong 3 tiết. Tuy nhiên, tuỳ tình hình thực tế của địa phương/trường/lớp học, GV có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Khi triển khai, GV cần bám sát yêu cầu cần đạt trong Chương trình, dựa vào nội dung biên soạn trong SGK để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm hình thành những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cũng như phát triển năng lực và bối dưỡng phẩm chất cho HS.
- Tuy nhiên, để giúp HS dễ hiểu, dễ hình dung nội dung kiến thức, tăng tính tương tác giữa HS với HS, giữa HS với GV, những ví dụ, dẫn chứng, tư liệu minh hoạ là cấn thiết. GV cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung những học liệu bổ sung này để đảm bảo tính chính xác, giản dị, gần gũi, không quá tải hoặc quá dàn trải và tăng hiệu quả khi sử dụng.
- Để dạy học các bài trong SGK Lịch sử 10 nói chung và dạy học bài này nói riêng, GV cần dựa trên quan điểm dạy học lấy HS làm trung tâm, cần xuất phát từ mục tiêu: “HS làm được gì sau khi học xong bài học”,... mà lựa chọn phương pháp, cũng như nội dung dạy học phù hợp.
- Nhiều chủ đề/bài học trong SGK Lịch sử 10 nói chung và các bài trong Chủ đề 1 nói riêng để cập đến những nội dung mang tính phương pháp luận, định hướng nhận thức và thái độ của HS, lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, nội dung liên quan đến một số khái niệm, lí thuyết có tính nhập môn nên khá trừu tượng, khó hình dung đối với HS. Vì vậy, căn cứ vào mục tiêu của bài học (được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt của Chương trình), GV cần lựa chọn, kết hợp sử dụng một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau một cách linh hoạt, phù hợp; lưu ý tận dụng khai thác các ví dụ, tư liệu trong SGK, cũng như có thể lấy thêm nhiêu ví dụ khác đế minh hoạ, phân tích, so sánh, đối chiếu,... giúp cho việc nhận thức các khái niệm cũng như những vấn để mang tính lí luận, trừu tượng trở nên sinh động, dễ hiểu hơn với HS phổ thông. Các tư liệu, ví dụ cần hết sức giản dị, gần gũi, dễ hiểu với HS, khơi dậy được tính tò mò, tư duy phê phán, sáng tạo của HS.
- GV cần khắc phục lối truyền thụ một chiều, mang tính áp đặt (GV giảng, HS ghi chép lại); cần linh hoạt lựa chọn và tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với HS như: khai thác tư liệu, làm việc cá nhân/thảo luận nhóm, thuyết trình, báo cáo kết quả trước lớp, nhận xét, nêu ý kiến nhận xét, phản biện,... Thông qua đó, góp phần từng bước hình thành các năng lực môn học cho HS.
IV. GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. MỞ ĐẦU BÀI HỌC
Mục tiêu của phần này là khơi gợi sự chú ý của HS, giúp HS nhận thức được cây cầu đó là một hiện vật, chứng tích lịch sử, chứa đựng những thông tin khác nhau về lịch sử.
GV có thể khai thác hình ảnh này, kết hợp với đoạn dẫn ở phẩn mở đầu bài học trong SGK và đặt ra câu hỏi để HS tìm hiểu nhanh: Cầu Long Biên gắn với những sự kiện, quá trình lịch sử nào trong lịch sử Việt Nam? (ví dụ: gắn với lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX, với cuộc chiến đấu cảm tử của quân và dân Hà Nội mở đầu cuộc Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946, gắn với trận “Điện Biên phủ trên không” năm 1972,...).
Phần trả lời của HS có thể đúng/phù hợp hoặc chưa đúng/chưa phù hợp, nhưng điều đó không quá quan trọng. GV cần khuyến khích HS mạnh dạn nêu quan điểm của mình theo hướng: cây cầu này có thể giúp các em nhớ đến và kể những câu chuyện lịch sử nào. Và như vậy, cây cầu chính là một hiện vật, một tư liệu lịch sử. Dù những sự kiện đã diễn ra cách đây hàng trăm năm, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm hiểu về thời kì lịch sử ấy qua những tư liệu lịch sử này.
Từ đó, GV có những định hướng và dẫn dắt HS vào bài học mới thông qua một số câu hỏi nêu vấn để, gợi mở một số nội dung, nhiệm vụ cơ bản mà HS cần thực hiện được trong bài học mới.
Hoạt động mở đầu bài học là yêu cầu không thể thiếu trong các hoạt động lên lớp của GV. Nội dung trong SGK cũng như những nội dung nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý, mỗi GV hoàn toàn có thể sáng tạo những cách mở đầu bài học riêng của mình, nhằm tạo tâm thế, khơi gợi được hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới,...
Vì thế, GV hoàn toàn có thể chọn một hiện vật lịch sử khác gần gũi, quen thuộc với HS từng vùng, từng địa phương để mở đầu cho bài học này (một công trình kiến trúc tại địa phương, một tấm ảnh trong phòng truyền thống của nhà trường chẳng hạn).
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm “Lịch sử là gì?”
a) Năng lực cần hình thành
- HS trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
=> Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Nội dung chính
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Trong đó:
+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chúng ta chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức và trình bày, tái hiện lịch sử theo những cách khác nhau chứ không thể thay đổi được hiện thực lịch sử.
+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người vê' hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau như: kể chuyện, ghi chép, nghiên cứu, trình diễn, thực hành các nghi lễ, phong tục,...
Điều cốt yếu nhất của mục này là giúp cho HS hiểu được mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử, rằng giữa hai loại lịch sử đó luôn có thể có khoảng cách, có sự khác biệt.
c) Giới thiệu về tư liệu, kênh hình cần khai thác
- Tư liệu 1. E. H. Ca (1892 - 1982) là một nhà sử học nổi tiếng người Anh. Cuốn sách Lịch sử là gì? của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1961, trở thành một trong những tác phẩm quan trọng trong lĩnh vực Sử học. Trong đó, ông đưa ra các nguyên tắc sử học, bác bỏ các sai lầm của phương pháp và thực hành lịch sử truyền thống,...
Đoạn tư liệu được trích dẫn trong SGK thể hiện quan điểm của E. H. Ca: giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó nhà sử học luôn luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá về sự thật lịch sử. Khám phá hay tìm hiểu cái gì, tìm hiểu thế nào về sự thật lịch sử trong quá khứ lại xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện tại. Cho nên, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử chính là cách con người trong xã hội hiện tại trò truyện, “đối thoại” với quá khứ.
- Tư liệu 2. Giới thiệu một số hiện vật lịch sử và một số cách tái hiện lịch sử nước Âu Lạc, gồm: Hình 2. Mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa năm 1959; Hình 3. Khuôn đúc tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa năm 2004; Hình 4. Một truyện kể lịch sử có liên quan đến thành Cổ Loa (Chuyện nỏ thần của Tô Hoài). Thông qua khai thác tư liệu này, GV cần giúp HS phân biệt được: hình 2 và 3 là chứng cứ xác thực của hiện thực lịch sử và Hình 4 là một trong những cách người đời sau thể hiện kết quả nhận thức của họ về hiện thực lịch sử đó.
(GV có thể hướng dẫn HS lấy các ví dụ khác giản dị, gần gũi hơn. Chẳng hạn, khi em soi gương hoặc em chụp ảnh. Khi em soi gương thì bản thân em là “hiện thực lịch sử”, còn hình ảnh của em ỏ’ trong gương là “nhận thức lịch sử”. Tương tự, khi em chụp ảnh thì tấm ảnh là “nhận thức lịch sử” và lưu lại một khoảnh khắc của bản thân em. Hình trong gương và tấm ảnh dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được, ghi lại được bản thân em trong một khoảnh khắc, một góc nhìn đó mà thôi, chứ không thể cho biết đầy đủ thông tin về con người và cuộc sống của em).
- Em có biết?: Tóm tắt nội dung truyện dân gian Thầy bói xem voi: Thông qua câu chuyện dân gian về năm ông thầy bói bị khiếm thị đưa ra lời mô tả, nhận xét của mình khi tiếp xúc với từng bộ phận, từng phần cơ thể của một con voi ở ngoài chợ. Câu chuyện dân gian này là một minh chứng rất sinh động rằng: khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng, nếu không đặt nó trong cấu trúc, mối quan hệ tổng thể, toàn diện thì rất có thể dẫn đến sự phản ánh không đúng, thậm chí là sự bóp méo, xuyên tạc (cố ý hoặc vô tình) về sự vật, hiện tượng đó. Do vậy, trong nghiên cứu lịch sử hay trong tìm hiểu các vấn để của cuộc sổng, các em cần phải cố gắng tìm hiểu chúng một cách toàn diện, nhìn nhận và đánh giá từ những góc độ khác nhau; phải đặt sự kiện, hiện tượng lịch sử trong tổng thể toàn vẹn của nó và trong mối quan hệ với các sự kiện, hiện tượng lịch sử khác,... Như thế mới có thể phản ánh được chân thực, đúng đắn và toàn diện về lịch sử cũng như vế các vấn đề của cuộc sống.
- Tư liệu 3 (3.1 và 3.2): hai đoạn dịch nghĩa nội dung khắc trên hai tấm bia tưởng niệm ở Xê-bu, Phi-líp-pin (Hình 5 và Hình 6). Khai thác nội dung hai đoạn dịch văn bia cho thấy: cùng viết về sự kiện Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng cùng đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Xê-bu (Phi-líp-pin ngày 27 - 4 - 1521) và xung đột với người dân ở đó trong hành trình phát kiến địa lí. Tuy nhiên, nội dung lịch sử đó lại được phản ánh hoàn toàn khác nhau trong nội dung của hai tấm bia, thể hiện hai góc nhìn, hai quan điểm khác nhau. Tấm bia trong Hình 5 là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh La-pu-la-pu và họ đã đẩy lui cuộc đổ bộ của quân xâm lược Tây Ban Nha, giết chết viên chỉ huy là Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng. La-pu-la-pu được tôn vinh là người anh hùng dân tộc Phi-líp-pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu. Trong khi đó, nội dung tấm bia Hình 6 lại phản ánh về sự kiện này đơn giản chỉ là cuộc đụng độ giữa đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng với người dân địa phương dưới sự lãnh đạo của La-pu-la-pu, dẫn đến cái chết của Ph. Ma-gien-lăng trên đảo Xê-bu. Điếm nhấn mà người ta muốn được ghi nhận là: đây là hành trình thám hiểm đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển và Ph. Ma-gien-lăng được tôn vinh là người có công lao to lớn trong hành trình đó. Nội dung của hai tấm bia là minh chứng sinh động rằng: cùng viết về một sự kiện, nhân vật lịch sử nhưng có thể được nhìn nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều đó tuỳ thuộc vào mục đích, thái độ, quan điểm,... của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
d) Gợi ý tổ chức thực hiện
- Trước tiên, GV liên hệ, gợi mở cho HS biết về một số sự vật tồn tại xung quanh (dụng cụ, công cụ lao động, đơn vị, tổ chức,...) đều có quá trình hình thành, thay đổi, phát triển theo thời gian, từ quá khứ đến hiện tại. Sự thay đổi theo thời gian đó chính là lịch sử.
- GV nêu vấn đề: 1. Lịch sử là gì? 2. Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo những nghĩa nào? Để giúp HS nhận thức được vấn để đã nêu, có nhiều cách thức khác nhau để giải quyết. Ví dụ:
+ Phương án thứ nhất: GV hướng dẫn HS đọc nội dung SGK, khai thác nội dung kênh chữ (từ đầu mục 1 đến ... thực hành các nghi lễ, phong tục,...) và cùng nhau thảo luận (cặp đôi/nhóm) về câu hỏi. Sau khi HS đã bước đầu lí giải được 2 câu hỏi mà GV nêu ở trên, GV tiếp tục tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, phân tích tư liệu 1 và 2 để minh chứng cho những kiến thức lí luận đã được rút ra, thông qua các câu hỏi: 1. Em hiểu câu nói của E. H. Ca trong Tư liệu 1 như thế nào? 2. Em hãy cho biết trong Tư liệu 2, hình ảnh nào thể hiện hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử?
+ Phương án thứ hai: GV lần lượt cho HS phân tích tư liệu 1 và 2 (thông qua 2 câu hỏi đã nêu). Trên cơ sở những hiểu biết có được thông qua phân tích ví dụ cụ thể, GV định hướng HS khai thác những nội dung kênh chữ chính còn lại (tr. 7, SGK) để trả lời 2 câu hỏi: 1. Lịch sử là gì? 2. Khái niệm “lịch sử” được hiểu theo những nghĩa nào?
+ GV có thể cho HS tự nêu và phân tích thêm một số ví dụ khác, giúp HS thật sự nắm vững nội hàm các khái niệm cơ bản.
Yêu cầu cần đạt: Thông qua khai thác các thông tin trong SGK, HS nêu được khái niệm lịch sử (theo hai nghĩa).
- GV tiếp tục tổ chức cho HS khai thác tư liệu và các hình ảnh đi kèm (tr. 8, SGK), thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK: 3. Khai thác thông tin trong Tư liệu 3 (bản dịch 2 tấm bia ở Hình 5), em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia đó. Theo em, vì sao lại có sự khác nhau?
+ Câu hỏi 3 là dạng câu hỏi so sánh các tư liệu lịch sử để tìm ra các điếm giống và khác nhau về nội dung phản ánh của các tư liệu đó. GV có thể xây dựng trước mẫu Phiếu học tập theo gợi ý dưới đây:
PHIẾU HỌC TẬP
Tư liệu 3.
a) Về La-pu-la-pu
Tại nơi đây, vào ngày 27 - 4 - 1521 La-pu-la-pu và người dân địa phương đã đẩy lui quân xâm lược Tây Ban Nha và giết chết viên chỉ huy là Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng. Do đó, La-pu-la-pu đã trở thành người Phi-líp-pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu. |
1. Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………… |
b) Về Ma-gien-lăng
Tại nơi đây, Ma-gien-lăng đã chết vào ngày 27 - 4 - 1521, sau khi bị thương trong cuộc đụng độ với các chiến binh của La-pu-la-pu - thủ lĩnh đảo Mác-tan. Vích-to-ri-a, một trong những con tàu của ông do Gioan Xê-bát-ti-an chỉ huy đã dời Xê-bu vào ngày 1-5-1521, đến Xan Lu-ca đờ Ba-ra-mê-đa vào ngày 6 - 9 - 1522 và thế là hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển. |
Chỉ ra những điểm khác nhau giữa hai tư liệu.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
3. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Chỉ ra điểm giống nhau giữa hai tư liệu.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………… |
GV hướng dẫn HS đọc lỡ nội dung tư liệu và các yêu cầu trong Phiếu học tập. Khi chỉ ra mỗi điểm giống/khác nhau giữa hai tư liệu, để tăng tính thuyết phục HS cần dẫn chứng bằng các ý trong tư liệu để chứng minh. Ví dụ:
1) Tìm ra điểm giống nhau:
- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển,...
- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Phéc-đi-năng Ma-gien-lăng (chỉ huy đoàn thuỷ thủ) và La-pu-la-pu (thủ lĩnh địa phương),...
(HS tiếp tục tìm ra những điểm giống nhau khác).
2) Chỉ ra điểm khác nhau:
Tư liệu a |
Tư liệu b |
Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy đội quân xâm lược. |
Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thuỷ thủ thực hiện cuộc phát kiến địa lí. |
Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin. |
Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. |
... (HS tiếp tục tìm ra những điểm khác nhau). ... |
... (HS tiếp tục tìm ra những điềm khác nhau). ... |
3) Suy luận về lí do của sự khác nhau: GV định hướng HS khai thác hai khổ chữ đầu (tr. 8, SGK) để có suy luận của riêng mình (do mục đích phản ánh hoặc do thái độ, thế giới quan,... của những người tìm hiểu, nghiên cứu về sự kiện lịch sử là khác nhau,...).
4) GV nhấn mạnh: giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có những khoảng cách, bởi dù có cố gắng đến đâu thì con người cũng không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ và chân thực hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Giải thích cho HS rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng đó.
Yêu cầu cần đạt: Thông qua khai thác các thông tin trong SGK, HS phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Sử học
a) Năng lực cần hình thành
- HS giải thích được khái niệm Sử học; trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể; nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- HS phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
=> Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Nội dung chính
- Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học
- Sử học là khoa học nghiên cứu vẽ quá khứ của loài người.
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học chính là toàn bộ quá khứ của loài người: đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng người, một quốc gia hoặc toàn thể nhân loại.
- Chức năng: khoa học nhận thức.
- Nhiệm vụ: nhận thức, giáo dục và dự báo.
- Nguyên tắc cơ bản của Sử học
- Khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất. Nhận thức lịch sử luôn phải dựa trên cơ sở sử liệu, thông tin, bằng chứng đáng tin cậy, không được suy diễn theo ý nghĩ cá nhân.
- Trung thực là tôn trọng sự thật lịch sử, tái hiện sự thật lịch sử một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy nhất, không cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử.
- Nhân văn, tiến bộ: vừa phải làm rõ sự thật trong quá khứ, nhưng không được sử dụng lịch sử để kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử. Nhận thức khoa học về lịch sử phải hướng đến hoà giải lịch sử, rút ra những bài học từ những cái đúng và cả cái sai của con người trong quá khứ để góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.
- Các phương pháp cơ bản của Sử học
+ Phương pháp lịch sử: là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn trong quá trình phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và suy vong), đặt chúng trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử; khi xem xét, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử cần toàn diện, theo cả chiểu lịch đại (mối liên hệ dọc theo trục thời gian), đồng đại (mối liên hệ ngang, trong cùng một khoảng thời gian lịch sử).
+ Phương pháp lô-gích: là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng qua mối liên hệ biện chứng bên trong mỗi sự kiện, quá trình lịch sử và mối liên hệ giữa các sự kiện, quá trình đó với nhau (mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, bản chất - hiện tượng,...), từ đó có thể nhận thức được, phân tích và giải thích được bản chất, quy luật hay xu hướng phát triển của sự vật, quá trình lịch sử.
+ Phương pháp lịch đại và đống đại.
+ Phương pháp liên ngành.
- Các nguồn sử liệu
- Sử liệu: là tất cả những dạng thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người. Về hình thức, có sử liệu hiện vật, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu truyền miệng, sử liệu đa phương tiện (phim, băng, đĩa,...); về tính chất, có sử liệu trực tiếp (sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp) và sử liệu gián tiếp (sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh).
c) Giới thiệu về tư liệu, kênh hình cần khai thác
- Các hình 7.1, 7.2, 7.3: Một số công trình sử học về lịch sử thế giới, lịch sử quốc gia, một địa phương, một lĩnh vực.
- Hình 10. Lá đề trang trí hình rồng gắn trên ngói úp nóc ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): đây cũng là một dạng sử liệu kép (sử liệu gốc và sử liệu hiện vật). Những chiếc lá đề (chất liệu bằng gốm nung) chính là phần đẩu của nhũng viên ngói dùng để lợp mái các cung điện tại Hoàng thành Thăng Long thời Lý. GV hướng dẫn HS khai thác sử liệu này để tìm kiếm thông tin giúp HS biết được một số nội dung lịch sử Việt Nam dưới triều đại nhà Lý (Chất liệu hiện vật? Sử dụng làm gì? Hình dạng, hoa văn trên đó có ý nghĩa gì?,...).
- Hình 11. Trang đầu bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố ngày 2 - 9 - 1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
- Hình 12. Một tờ tiền Việt Nam hiện nay: là một dạng sử liệu kép (là sử liệu gốc, vừa là sử liệu chữ viết, vừa là sử liệu hiện vật). GV có thể hướng dẫn HS đóng vai một nhà sử học trong tương lai “phát hiện” ra sử liệu này, khai thác các thông tin để từ đó “khám phá” được nhiều vấn đề lịch sử nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về đời sống kinh tế - vật chất - tinh thần của nhân dân thời kì này (Tiền có chất liệu gì? Tên nước là gì? Hình trên tờ tiền cho biết những gì? Giá trị đồng tiến Việt Nam khi đó,...).
- Tư liệu 4.
4.1) Câu chuyện Thôi Trữ giết vua: Chuyện xảy ra ở nước Tề (Trung Quốc) khoảng năm 558 TCN. Câu chuyện này đã được Khổng Tử đưa vào sách Xuân Thu và được lưu truyền đến ngày nay, như một ví dụ điển hình về bản lĩnh của người chép sử: thà chết để bảo vệ nguyên tắc trung thực, khách quan; kiên quyết tôn trọng sự thật lịch sử, nói rõ sự thật lịch sử, không xuyên tạc sự thật cho dù bị đe doạ thế nào,...
4.2) Quan điểm của Giô-han Mác-tin Cla-đen-ni-ớt (nhà sử học nổi tiếng người Đức thế kỉ XVIII) cho thấy: nếu đòi hỏi người viết sử (nhà sử học) phải đặt mình vào vị thế của một người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình,... thì đó là một đòi hỏi sai lầm, vì đó là những điều không thể.
Điểu này có nghĩa là: dù có luôn luôn mong muốn đảm bảo khách quan và trung thực tuyệt đối, nhưng nhà sử học cũng vẫn luôn phải chịu tác động từ những yếu tố khác nhau, như: hệ tư tưởng, tôn giáo, dân tộc, quốc gia, gia đình, hiểu biết và cả những phương tiện nhận thức,... của họ. Cho nên, sự “khách quan”, “trung thực” của nhà sử vẫn mang tính chủ quan nhất định của người nghiên cứu. Vì khi nghiên cứu một hiện tượng, sự kiện nào đó trên thế giới họ vẫn bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan. Ví dụ cùng là sự kiện chiến tranh thế giới nhưng mỗi quốc gia sẽ có những cách nhìn khác nhau, cách phản ánh khác nhau.
Tuy nhiên, dù có bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan nhất định thì các nhà sử học tuyệt đối không được cố tình che giấu hoặc xuyên tạc sự thật lịch sử vì mục đích nào đó.
d) Gợi ý tổ chức thực hiện
- Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, chức năng và nhiệm vụ của Sử học
Để giúp HS nắm vững các yêu cầu cần đạt của nội dung này, GV yêu cầu HS đọc, khai thác thông tin trong mục 2.a, SGK, hoạt động theo cá nhân/cặp đôi/nhóm HS để trả lời các câu hỏi: 1. Nêu khái niệm Sử học. 2. Nêu đối tượng chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Về khái niệm Sử học, GV gợi cho HS nhớ lại kiến thức đã được hình thành ở hoạt động 1, kết hợp khai thác thông tin trong mục 2 - tr. 9, SGK để trả lời câu hỏi: Nếu hiểu lịch sử theo hai nghĩa: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thì Sử học thuộc nghĩa nào? Theo em, Sử học là gì?... HS cần xác định rõ: Sử học được hiểu theo nghĩa là nhận thức lịch sử; đó là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ quá khứ của loài người, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người.
Yêu cầu cần đạt
-. HS biết liên hệ với kiến thức đã học, kết hợp khai thác thông tin trong SGK để giải thích được khái niệm Sử học.
- Trên cơ sở hiểu rõ khái niệm, HS sẽ xác định được đối tượng nghiên cứu của Sử học chính là toàn bộ quá khứ của loài người (có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng người, một quốc gia hoặc toàn thể nhân loại). Để tăng tính thuyết phục, giúp HS ghi nhớ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, GV gợi ý HS xác định đối tượng nghiên cứu của một số tác phẩm sử học cụ thể (khai thác Hình 7 của Bài 1 - tr. 9, SGK).
Yêu cầu cần đạt
-. HS xác định được đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
- Khi tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Sử học, GV cũng định hướng HS khai thác nội dung trong SGK; các em nên liên hệ và minh hoạ bằng một số ví dụ cụ thể bên cạnh việc rút ra những kiến thức lí thuyết.
Ví dụ: một số chức năng, nhiệm vụ của Sử học:
+ Nhận thức: giúp con người tìm hiểu, khám phá vê' hiện thực lịch sử, tức là nhận thức ngày càng khoa học, khách quan, chân thực hơn về cội nguồn và về quá khứ của bản thân, gia đình, quê hương, đất nước và toàn nhân loại (nêu ví dụ).
+ Trao truyền kinh nghiệm, bài học lịch sử cho hậu thế: giúp con người tìm hiểu, đúc kết các kinh nghiệm,... từ quá khứ và truyền lại để các thế hệ sau vận dụng trong đời sống hiện tại và tương lai (nêu ví dụ).
+ Giáo dục: góp phần truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hoá và truyền thống tốt đẹp của cha ông, thông qua đó góp phấn giáo dục đạo đức, nhân cách, ý thức về cội nguồn, tinh thần dân tộc, tình cảm yêu quê hương, đất nước, yêu chính nghĩa, lẽ phải, khoan dung, nhân ái, bình đẳng, sáng tạo,... (nêu ví dụ).
+ Dự báo: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm có tính quy luật từ quá khứ và hiện tại, lịch sử góp phần dự báo về tương lai của đất nước, dân tộc và toàn nhân loại (nêu ví dụ).
Yêu cầu cần đạt: HS nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
• Nguyên tắc cơ bản của Sử học
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân/cặp đôi/nhóm HS, đọc kĩ nội dung Tư liệu 4 (4.1, 4.2), cùng suy nghĩ/thảo luận nhóm về 2 câu hỏi được nêu trong SGK: 1. Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học? 2. Khai thác Tư liệu 4 giúp em biết được điểu gì trong khi nghiên cứu lịch sử?
Đây cũng là dạng câu hỏi rèn luyện lỡ năng làm việc với tư liệu lịch sử cho HS. GV hướng dẫn HS vận dụng các phương pháp tìm hiểu lịch sử như đã nêu ở trên (lịch sử và lô-gích,...), HS tìm những nội dung, căn cứ từ tư liệu, hoặc dựa vào suy luận của bản thân dựa trên khai thác tư liệu đã có để trả lời câu hỏi.
+ Với câu hỏi 1, HS tìm những nội dung, sự việc là hành động của các nhà chép sử nước Tề được lặp đi lặp lại trong câu chuyện. Từ đó, HS rút ra thông điệp thông qua hiện tượng đó là gì. Đó chính là đáp án trả lời cho câu hỏi này: Các nhà sử học phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
+ Với câu hỏi 2, ngoài khai thác Tư liệu 4.1, HS cần khai thác và hiểu được thông điệp rút ra từ Tư liệu 4.2 là gì. GV có thể gợi ý cho HS bằng câu hỏi gợi mở: Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc trung thực, khách quan trong nghiên cứu lịch sử (như Tư liệu 4.1), nhà sử học cần đảm bảo nguyên tắc nào khác trong nghiên cứu lịch sử thông qua Tư liệu 4.2? HS cần xác định rõ những từ “chìa khoá” trong tư liệu này. Căn cứ vào đó để suy luận, nêu lên quan điểm của mình. Ví dụ: đòi hỏi người viết sử... vào vị thế... một người... không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình... là đang đòi hỏi điều không thể. GV gợi ý: Nếu đã là “điều không thể” thì xem xét ngược lại yêu cầu đó, các em sẽ chọn là gì?... Khi HS có câu trả lời của mình tức là các em đã hiểu được thông điệp qua Tư liệu 4.2 (tham khảo gợi ý Tư liệu 4.2 ở phần c của hoạt động 2 ở trên).
Như thế, căn cứ vào kết quả hoạt động khai thác Tư liệu 4 (như trên), HS hoàn toàn có thể chỉ ra được một số nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử như: bên cạnh việc đảm bảo tính trung thực, khách quan, nhà sử học cũng cần lưu ý đến nguyên tắc tính dân tộc, tính giai cấp, ý thức hệ tư tưởng,... trong nghiên cứu lịch sử.
- Để hiểu kĩ hơn vẽ một số nguyên tắc trong nghiên cứu lịch sử, GV hướng dẫn HS đọc thêm nội dung mục 2.b (tr. 10-11, SGK).
Yêu cầu cần đạt: HS hiểu và lí giải được về một số nguyên tắc cở bản trong tìm hiểu/ nghiên cứu lịch sử; có ý thức rèn luyện, thực hành nguyên tắc đó trong học tập và phản ánh lịch sử.
C. LUYỆN TẬP
Câu 1. Lịch sử là gì? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
Câu 2. Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?
a) Năng lực cần hình thành
HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phấn hình thành/củng cố năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Gợi ý tổ chức thực hiện
- Câu 1. GV hướng dẫn cá nhân/nhóm HS thực hiện hoạt động này ngay trong giờ học trên lớp. Để thực hiện yêu cầu trong câu hỏi 1, GV hướng dẫn HS tiếp tục phân tích các ví dụ phù hợp (do HS tự đê' xuất hay GV nêu ra, khác với ví dụ đã được đề cập trong Tư liệu 2 trong mục 1, SGK). Cách phân tích các ví dụ mới này cũng tương tự như đã thực hiện khi phân tích Tư liệu 2 (ở trên).
- Cầu 2. Để giải quyết được yêu cầu của câu hòi này, trước tiên, GV đưa ra một sự kiện lịch sử mà HS cần tìm hiểu (có thể gợi ý thông qua một hình ảnh minh hoạ, hay nêu tên của một sự kiện cụ thể), hoặc do HS tự lựa chọn. Sau đó, GV định hướng HS dựa vào kiến thức, kĩ năng đã được hình thành thông qua hoạt động 2 (2.b, 2.c) ở trên để giải quyết vấn đê' đặt ra (cách đặt câu hỏi để khai thác, tái hiện về sự kiện, chỉ ra các nguồn sử liệu cần tìm kiếm, các phương pháp cần vận dụng trong quá trình tái hiện,...).
- GV cần theo sát quá trình HS thực hiện yêu cầu để có những hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
Yêu cầu cần đạt: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện các yêu cầu/bài tập mới; thuyết trình kết quả trước lớp/nộp bài viết báo cáo.
D.VẬN DỤNG
Câu 1. Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ của gia đình/quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điểu gì về gia đình/quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/cảm xúc của em khi biết được những điều này.
Câu 2. Em hoặc một nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp (tên sách, tác giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,...). Điều gì ở cuốn sách/cuốn truyện đó khiến em thích nhất?
a) Năng lực cần hình thành
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó, HS được rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiếu nguốn khác nhau, góp phẩn hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốt đời cho HS.
b) Gợi ý tổ chức thực hiện
- Nhiệm vụ này, GV giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. GV định hướng cá nhân/nhóm HS cần biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ và nộp báo cáo để trao đổi/chia sẻ và đánh giá vào thời điểm phù hợp trong kế hoạch dạy học Chủ đề 1 của GV.
- Với cả hai câu hỏi trong hoạt động này, trước tiên GV hướng dẫn cá nhân/nhóm HS lựa chọn một đối tượng mà các em quan tâm nhất để tìm hiểu. Bám vào yêu cầu và gợi ý trong bài tập này, HS hoàn toàn có thể thực hiện được nhiệm vụ và tạo ra bài giới thiệu theo đúng yêu cầu được giao.
Yêu cầu cần đạt: HS biết lựa chọn đối tượng tìm hiểu phù hợp, biết sưu tầm tư liệu để tạo ra một sản phẩm (bài báo cáo ở mức độ đơn giản) giới thiệu về quê hương/gia đình HS trong quá khứ, về cuốn sách mà HS tâm đắc,... Từ đó, các em có cơ hội để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về đối tượng lịch sử mà các em lựa chọn giới thiệu.
Như vậy, thực hiện thành công những yêu cầu của bài học này là các em đã bắt đầu trở thành một nhà sử học. Điều đó tưởng chừng rất khó khăn, nhưng thực ra khá đơn giản và dễ dàng, đúng không nào?
Hơn nữa, các em hoàn toàn có thể vận dụng được những gì đã học được trong bài này vào cuộc sống của mình ngày hôm nay: luôn thử tìm hiểu các vấn đề từ những góc nhìn khác nhau; luôn đánh giá, phân tích các vấn đề dựa trên những nguồn thông tin đáng tin cậy; luôn luôn cảnh giác với những sai sót do thiếu thông tin hoặc do cách nhìn nhận phiến diện hay suy nghĩ chủ quan đưa lại;...
V. TƯ LIỆU - THÔNGTIN BỔ SUNG
Một số nguồn sử liệu
Nguồn sử liệu vật chất rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, ở đâu có con người sinh sống thì ở đó có dấu tích vật chất để lại. Hơn nữa, nguồn sử liệu vật chất có những ưu việt hơn hẳn các nguồn sử liệu khác ở chỗ: là nguồn sử liệu chủ yếu trong thời kì chưa có chữ viết và phản ánh một cách khá trung thực và khách quan một mặt nào đấy của cuộc sống. Khi đã có tài liệu thành văn (chữ viết) thì nguồn sử liệu vật chất có thể bổ sung hoặc kiểm tra các tài liệu này. Tuy nhiên, nguồn sử liệu vật chất có nhược điểm lớn: đó là những tư liệu “câm”, bản thân nó không nói lên được nếu nhà nghiên cứu không có những phương pháp đặc biệt để “khai thác” chúng.
Nguồn sử liệu truyền miệng dân gian có nhiều nhược điểm, nhất là sự thiếu chính xác cả về không gian, thòi gian và những sự kiện được phản ánh trong đó... Song thực tế, trong những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích bao giờ cũng chứa đựng những hạt nhân hợp lí. Vì vậy, nếu ta biết “gạn đục, khơi trong” thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sự kiện lịch sir có giá trị.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp luận sử học,
NXB Đại học Sư phạm, Hà NỘI, 2003, tr. 274 - 275)