I. MỤC TIÊU
Tiếp theo Bài 1, mục tiêu tổng quát, quan trọng nhất của Bài 2 là giúp cho HS hiểu được tại sao việc học tập, tìm hiểu lịch sử lại hữu ích và cần thiết cho cuộc sống của chúng ta, đồng thời giúp cho các em tin rằng các em có thể tự mình học tập và khám phá lịch sử một cách dễ dàng, sáng tạo.
Trên cơ sở đó, Bài 2 tiếp tục giúp HS phát triển ba nhóm năng lực cốt lõi: tìm hiểu lịch sử, tư duy và vận dụng sáng tạo tri thức lịch sử vào cuộc sống, thông qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất cơ bản: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sáng tạo và trách nhiệm.
Nguyên tắc phương pháp của Bài 2 là: GV và HS cùng tìm hiểu, cùng làm việc một cách tích cực, sáng tạo.
1. Về kiến thức
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
2. Về năng lực
- Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm và sử dụng tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích, phân tích,... sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
3. Về phẩm chất
Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức trân trọng lịch sử - văn hoá dân tộc và thế giới; chăm chỉ tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định chung và một số tranh ảnh khác do GV sưu tầm và được phóng to, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Bài này được biên soạn và dự kiến dạy học trong khoảng 3 tiết.
- Quá trình triển khai dạy học bài này, GV cũng cần lưu ý tuân thủ, vận dụng nhuần nhuyễn và phù hợp những định hướng dạy học hướng tới phát triển năng lực đã được trình bày ở phần hướng dẫn chung trong sách này. Yêu cầu đặt ra, cần tránh lối truyền thụ một chiều thầy đọc - trò chép như trước đây; HS phải trở thành trung tâm trong quá trình dạy học, GV chỉ là người tổ chức quá trình dạy học, định hướng hoạt động và nhận thức HS cần phải được tiếp tục đặt ra, tiếp tục được đề cao và ngày càng được thực hiện thành thục. Do đó, việc tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, nhưng phù hợp với đối tượng HS, điều kiện trường lớp, vùng miền,... rất cần được GV quan tâm đầu tư và tổ chức thực hiện.
- Đặc trưng của bài học này là tính liên hệ giữa tri thức với cuộc sống rất cao. Vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy học bài này, GV nên tăng cường liên hệ, lấy ví dụ từ thực tiễn để làm sáng tỏ vai trò của tri thức lịch sử trong cuộc sống, cũng như vận dụng tri thức để lí giải, giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra, có ý thức trong việc học tập lịch sử suốt đời, học lịch sử ỏ’ khắp mọi nơi,... cũng là nhằm trang bị cho HS những kĩ năng, năng lực cần thiết để thích ứng với môi trường sống, làm việc nhiều thay đổi và ngày càng phát triển như hiện nay.
IV GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
A. MỞ ĐẦU BÀI HỌC
- GV có thể gợi mở giúp HS liên hệ với kiến thức đã được học ở bài trước, kết hợp khai thác đoạn mở đầu bài học trong SGK với một số câu hỏi nêu vấn đề/yêu cầu để khởi động vào bài học mới: Lịch sử là những gì đã qua, vậy tại sao chúng ra lại phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lịch sử? Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội.
- GV cũng có thể lựa chọn cách mở đầu bài học theo cách khác. Ví dụ, sử dụng trục thời gian (đầu mục 1, tr. 15, SGK) và gợi mở cho HS: Theo các em, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu như chúng ta không có chút hiểu biết gì về việc trong quá khứ ông bà, tổ tiên,... đã sinh sống, lao động như thế nào để xây dựng nên gia đình, dòng tộc, quốc gia - dân tộc,... như ngày nay? Tại sao Chủ tịch Hố Chí Minh lại từng nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”? Việc hiểu biết về quá khứ lịch sử, về cội nguồn của gia đình, dòng họ, quốc gia - dân tộc mình,... có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai?
- Khuyến khích HS mạnh dạn trình bày hiểu biết của mình về các vấn đề được nêu, thông qua đó, thầy cô có được những đánh giá ban đầu về nhận thức, khả năng của HS, cũng như định hướng, kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập. HS vẫn nên duy trì thói quen ghi lại những câu hỏi/vấn đề mà các em muốn được khám phá hay giải đáp khi học bài mới để tập trung chú ý nhận thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
a) Năng lực cần hình thành
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sổng của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
=> Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Nội dung chính
- Biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
- Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hoá của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá của cộng đồng, dân tộc.
c) Giới thiệu về tư liệu, kênh hình cân khai thác
- Hình 1. Một trong những bức vẽ trên vách hang Ma-gu-ra (Bun-ga-ri) mô tả hoạt động săn bắn của người nguyên thuỷ, có niên đại khoảng 8 000 đến 4 000 năm cách ngày nay.
- Hình 2. Bìa sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản dịch chữ Quốc ngữ do NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1998 tại Hà Nội).
- Hình 3. Trang bìa của một bộ sách lịch sử Việt Nam.
Khai thác các kênh hình trên sẽ giúp HS nhận thức được: từ xa xưa cho đến ngày nay, con người đã nhận thức rất rõ vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, cũng như tìm hiểu lịch sử thông qua nhiều hình thức khác nhau (vẽ tranh, viết chữ trên các vật liệu khác nhau để lưu giữ, thể hiện phần nào những hoạt động hằng ngày của con người ngay từ thời nguyên thuỷ - Hình 1; tổ chức nghiên cứu lịch sử, sưu tầm sử liệu,... để biên soạn những công trình về lịch sử - hình 2, 3).
- Tư liệu: Hai đoạn trích trong tư liệu có điểm chung là đều đề cập đến vai trò, ý nghĩa của quá khứ lịch sử (đó chính là cội nguồn, là tổ tông; là tấm gương răn dạy cho đời sau; giúp chúng ta hiểu rõ về gốc tích nước nhà, tổ tiên mình,...). Khai thác tư liệu này, HS nhận thức được ý được nghĩa của quá khứ lịch sử đối với hiện tại.
d) Gợi ý tổ chức thực hiện
GV vẫn sử dụng hình ảnh trình chiếu là trục thời gian (theo mẫu tr. 15, SGK) và gợi mở: Quan sát trục thời gian, em hãy cho biết các tri thức về lịch sử sẽ thuộc về khoảng nào trên trục thời gian đó? Những tri thức đó có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với các giai đoạn còn lại? Về ý thứ nhất của câu hỏi gợi mở, HS hoàn toàn có thể trả lời được. Với ý thứ hai, GV có thể tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động nhận thức, khai thác nội dung trong SGK theo hai phương án.
• Phương án thứ nhất
- GV hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung tr. 15, SGK, thảo luận theo nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. HS có thể lập sơ đổ thể hiện rõ mối quan hệ đó.
Ví dụ:
- GV gợi mở: Như vậy, lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sổng hiện tại? Dựa vào những thông tin ở tr. 15 - 16, SGK, HS có thể trả lời câu hỏi, đó là:
+ Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
+ Truyền lại tri thức, kinh nghiệm, truyền thống văn hoá của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai, trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá của cộng đồng, dân tộc.
- Để khắc sâu kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm việc với tư liệu cho HS, GV yêu cầu HS: Khai thác tư liệu và cùng nhau thảo luận về các ý kiến được trích dẫn ở tư liệu để làm rõ vai trò và ý nghĩa của lịch sử. GV định hướng HS chỉ ra điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích trong tư liệu: nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của quá khứ lịch sử (làm gương răn dạy đời sau; tường gốc tích nước nhà,...), dựa vào đó HS giải thích ý được nghĩa của lịch sử thông qua hai đoạn trích.
- GV tổ chức HS khai thác các kênh hình (tr. 16, SGK) để nhận thức được: từ xa xưa cho đến ngày nay, con người đã nhận thức rất rõ vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, cũng như tìm hiểu lịch sử thông qua nhiêu hình thức khác nhau (nêu một số hình thức trao truyền theo các hình ảnh trong SGK và các hình thức khác mà HS biết).
- Phương án thứ hai
- GV tổ chức cho HS khai thác những hình ảnh (tr. 16, SGK) và trả lời câu hỏi: Thông qua các hình 1 - 3 giúp em biết điều gì? HS hoạt động cá nhân/cặp đôi/nhóm, khai thác hình ảnh và chú giải đi kèm để xác định ý trả lời. GV định hướng để HS nhận thức được: các hình ảnh đểu có điểm chung: cho thấy từ xa xưa đến nay con người luôn tìm cách để lưu giữ, ghi chép,... để truyền lại cho thế hệ sau những điều đã diễn ra trong cuộc sống của mình (Hình 1). Và người đời sau luôn luôn có nhu cầu tìm hiểu về những điểu đã xảy ra trong quá khứ, tạo điều kiện cho sự ra đời của những công trình nghiên cứu lịch sử (các hình 2, 3).
Để giúp HS củng cố, mở rộng nhận thức, có thể cho các em liên hệ thực tiễn, giới thiệu thêm một số hình thức trao truyền kinh nghiệm, truyền thống lịch sử của người xưa cho thế hệ sau (thông qua các hình thức văn học, nghệ thuật, lập đài tưởng niệm, thực hành các nghi lễ, phong tục,...).
- GV đặt câu hỏi: Quá khứ lịch sử có ý nghĩa như thế nào khiến cho con người luôn muốn lưu giữ, trao truyền và tìm hiểu? Để trả lời được câu hỏi này, GV hướng dẫn HS đọc và khai thác những nội dung còn lại của mục 1 (tr. 15 - 16, SGK). GV tiếp tục định hướng nhận thức của HS như phương án thứ nhất nêu trên.
Hoạt động 2. Lí giải vì sao cẩn phải học tập và tìm hiên lịch sử suốt đời
a) Năng lực cần hình thành
HS giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
=> Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Nội dung chính
- Sự cần thiết học lịch sử suốt đời: xuất phát từ tấm quan trọng của tri thức lịch sử với cuộc sống, nhất là trong thời đại ngày nay (liên quan đến cơ hội nghề nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng).
- Một số cách để học tập lịch sử suốt đời và học lịch sử ở khắp mọi nơi.
c) Giới thiệu về tư liệu, kênh hình cần khai thác
- Hình 4. Lễ hội truyền thống ở Ta-lin cho thấy tri thức lịch sử truyền thống, di sản văn hoá (lễ hội,...) trở thành chất liệu, nguồn tài nguyên quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch - một ngành thuộc công nghiệp văn hoá.
d) Gợi ý tổ chức thực hiện
- Hoạt động này không nên thiên về tính học thuật, cung cấp thêm nhiều tri thức, mà nên hướng tới khai thác những hiểu biết, trải nghiệm, mong muốn của HS về một môi trường học tập lịch sử hiệu quả, tạo hứng thú và thiết thực. Vậy nên, trong cách thức tổ chức các hoạt động học tập ở hoạt động này, GV có thể lựa chọn những cách thức mà chính GV thấy hiệu quả nhất với chủ đề được nêu ra: Vì sao đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời? Học lịch sử suốt đời bằng cách nào?...
- GV định hướng HS có thể liên hệ với kiến thức đã được hình thành thông qua hoạt động 1 về vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống, tiếp tục khai thác những nội dung trong mục 2 (tr. 17-18, SGK), cùng thảo luận để có được những luận giải của mình, hoặc chuẩn bị những nội dung để tổ chức buổi toạ đàm với chủ đê' nêu trên, phù hợp với điếu kiện trường, lớp, đối tượng HS.
Định hướng tham khảo:
- Vì sao đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời?
Thứ nhất, học tập, tìm hiểu lịch sử là nhu cầu thường trực suốt cuộc đời của mỗi người, bởi lẽ trong cuộc sống hằng ngày luôn cần phải biết vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, cũng như định hướng cho tương lai
(GV khuyến khích HS lấy ví dụ).
Thứ hai, cho đến nay, nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn còn là bí ẩn. Chính việc tồn tại những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc những người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
GV có thể dẫn một số ví dụ: về các Kim tự tháp ở Ai Cập cổ đại, về cuộc hành quân thần tốc của Hoàng đế Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn vào đầu năm 1789, về những trận địa bãi cọc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử,... GV có thể tổ chức cho HS thể hiện các dữ kiện đó thông qua những vở kịch ngắn để tăng tính sinh động, gây hứng thú, kích thích HS trong nhận thức, đống thời góp phần phát triển những kì năng, sự sáng tạo của HS trong học tập lịch sử.
Thứ ba, để chuẩn bị hành trang cho một công dân sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá, việc trang bị những tri thức lịch sử - văn hoá - văn minh của nhân loại, cũng như của dân tộc,... sẽ giúp cho việc hội nhập thành công, trên cơ sở biết cách tôn trọng sự khác biệt, đa dạng về truyền thống và văn hoá của các dân tộc, vừa chủ động tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hoá của nhân loại, vừa biết cách tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp và bản sắc văn hoá Việt Nam.
Thứ tư, ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và tạo ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.
Khai thác Hình 4 trong SGK và nhiêu ví dụ tương tự khác để minh chứng cho vai trò của lịch sử đối một số ngành nghê' hiện nay. Để tăng tính liên hệ thực tiễn, GV yêu cầu HS: Kể tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,... ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hoá mà em biết. Dựa vào những trải nghiệm thực tế của bản thân, HS hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này.
- GV gợi mở cho HS về một số cách thức học tập để tìm hiểu lịch sử suốt đời là tìm hiểu lịch sử ở khắp nơi để việc học tập lịch sử trở nên gần gũi, thú vị và hữu ích.
- GV có thể tạo điểu kiện cho HS đề xuất về hình thức học tập lịch sử khiến các em hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là cơ hội để GV thu được những thông tin phản hồi rất hữu ích từ HS về mong muốn một môi trường học tập lịch sử hiệu quả.
C. LUYỆN TẬP
Tri thức lịch sử có ý nghĩa và vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Hãy nêu một số ví dụ.
a) Năng lực cần hình thành
HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần củng cố năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
b) Gợi ý tổ chức thực hiện
HS thực hiện yêu cẩu luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng này ngay trong giờ học trên lớp. GV gợi ý HS nêu thêm một số ví dụ để tiếp tục phân tích, củng cố những vấn đề đã học.
Yêu cầu cần đạt: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có đế thực hiện yêu cầu/bài tập; cử đại diện thuyết trình kết quả trước lớp/nộp bài làm ra giấy.
D. VẬN DỤNG
Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là HS, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
a) Năng lực cần hình thành
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được hình thành để giải quyết một tình huống giả định trong thực tiễn, góp phần hình thành năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn để nhận thức mới, hay liên quan đến thực tiễn.
b) Gợi ý tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân; định hướng HS: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nêu quan điểm của mình. GV cần tôn trọng quan điểm riêng của HS. Điều quan trọng là khi HS lựa chọn theo phương án nào thì cần để xuất rõ căn cứ, lí do cụ thể, có lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.
Yêu cầu cần đạt: HS tạo ra một sản phẩm - bài tranh luận thể hiện rõ quan điểm cá nhân với lập luận chặt chẽ, thuyết phục.