Giải Bài tập 5, Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng

Thứ ba - 14/01/2025 03:01
Giải Bài tập 5, Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 6. Chuyện kể về những người anh hùng. Phần Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt.
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (từ Một người là chúa miền non cao đến rước Mị Nương về núi) trong SGK (tr. 11) và trả lời các câu hỏi:
1. Đoạn trích kể về thử thách gì đặt ra với Sơn Tinh, Thuỷ Tinh khi cả hai đến cầu hôn công chúa Mị Nương cùng một lúc?
Trả lời:
Làm sao tìm được đồ sính lễ phù hợp và đưa đến trước theo yêu cầu của Vua Hùng là thử thách đặt ra với Sơn Tinh và Thuỷ Tinh khi họ đến cầu hôn công chúa Mị Nương.

2. Sự băn khoăn của Vua Hùng và kế giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra có thể cho ta biết được điều gì về phẩm chất của hai nhân vật chính?
Trả lời:
Sự băn khoăn của Vua Hùng và kế giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra khẳng định một thực tế: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ngang sức ngang tài, mỗi người làm chủ một vùng không gian quan trọng trên địa bàn cư trú của cộng đổng người Việt, vì vậy, ai cũng xứng đáng làm rể vua.

3. Tên của các món đổ sính lễ mà Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phải sắm gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa?
Trả lời:
Các món đồ sính lễ buộc phải có gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hổng mao, mỗi thứ một đôi. Qua tên gọi của chúng, có thể thấy được phần nào phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa: coi trọng những sản phẩm được làm ra từ lúa, gạo (gắn với nền sản xuất lúa nước); biết thuần dưỡng các loài chim, thú sinh sống trên địa bàn cư trú vốn nhiều rừng núi của mình như voi, ngựa, gà,...

4. Đoạn trích hai lần thuật lại lời nói của Vua Hùng. Hãy nhận xét cách trình bày trên văn bản về lời nói của vua ở hai lần ấy.
Trả lời:
Đoạn trích hai lần thuật lại lời nói của Vua Hùng. Lời nói lần thứ nhất được viết tách khỏi dòng văn, sau dấu hai chấm và một gạch ngang đánh dấu lời thoại. Lời nói lần thứ hai được viết liền trong dòng văn, sau dấu hai chấm và được đặt trong ngoặc kép. Cả hai cách trình bày lời thoại này đều được sử dụng phổ biến trong các văn bản văn học hiện nay. Có khi, chúng đồng thời xuất hiện trong một văn bản.

5. Cho biết chủ thể của hành động phán và tâu trong đoạn trích và rút ra nhận xét về cách sử dụng các từ phán và tâu.
Trả lời:
Từ phán được dùng để chỉ định hành động nói của Vua Hùng với Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; từ tâu chỉ định hành động nói của hai vị thần hướng đến Vua Hùng. Nói chung, việc dùng các từ kể trên thường chỉ thích hợp khi muốn thuật kể về cuộc đối thoại giữa vua với bậc dưới của mình (trong bối cảnh câu chuyện, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tuy là thần nhưng vẫn có thể được xem là bậc dưới, vì cả hai đều muốn làm con rể của Vua Hùng). Ở một số trường hợp khác, tuỳ ý định tu từ của người kể, người viết mà các từ phán, tâu có thể được sử dụng linh hoạt, không nhất thiết phải gắn với quan hệ vua - tôi.​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bài học mới

Bài học trước

Môn học

bài học thành công, kể lại một hoạt động xã hội, Kể một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh, Trình bày ý kiến, thuật lại diễn biến một lễ hội em từng tham gia, suy nghĩ của em về một truyền thuyết, Giải Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, đặc điểm của hài kịch, ý nghĩa của hình ảnh so sánh, sinh động, miêu tả, tác giả, thiên nhiên, mặt trời, bài văn cảm nhận, Cảm nhận của em về hang Én, Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi, u minh, ấn tượng, chi tiết, Kể lại sự việc bầy chim chìa vôi, Cảm nghĩ về vui buồn tuổi thơ, văn mẫu lớp 7, trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em, thực dân Pháp, Viết một truyện kể sáng tạo, Kể lại một trải nghiệm, thư gửi chú bộ đội, cảm xúc về một bài thơ, bài văn biểu cảm, kể lại truyện cổ tích, bài văn nghị luận, thích minh tuệ, bài ca dao, bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây