Bài tập 6. Đọc lại văn bản Cây khế (từ Trên lưng chim bước xuống đến bay về núi, về rừng) trong SGK (tr. 34) và trà lời câu hỏi:
1. Hãy tóm tắt đoạn trích trong một vài câu.
Trả lời:
Đoạn trích có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:
Ra đảo, người anh lấy rất nhiều vàng, kim cương, khiến chim chở quá nặng. Gặp cơn gió mạnh, chim đâm nhào xuống, người anh cùng vàng, châu báu rơi xuống biển, bị sóng cuốn trôi, còn chim thì bị ướt cánh, lại vùng lên bay về núi rừng.
2. Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy sự tham lam của người anh?
Trả lời:
Trong đoạn trích, có nhiều chi tiết thể hiện sự tham lam của người anh:
- Hoa mắt, mê mẩn tâm thần, quên cả đói khát vì thấy của quý;
- Nhét vàng bạc, châu báu đầy cả tay nải, ống quần, ống tay áo, đi không nổi;
- Chim phải chờ mãi anh ta mới đến chỗ chim đợi.
3. Chim có cố ý gây tai hoạ cho người anh (rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi cùng tay nải vàng) không? Những câu nào trong đoạn trích cho ta biết nguyên nhân đích thực của tai hoạ đó?
Trả lời:
Mặc dù phải đợi lâu, nhưng chim vẫn chở người anh trở về, và không hề cố ý làm anh ta rơi xuống biển. Nguyên nhân là do có cơn gió mạnh nổi lên bất ngờ. Vì phải mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dẩn, hai cánh rũ xuống, lại bị tay nải vàng bất ngờ bật mạnh vào cánh, khiến chim đâm nhào xuống biển.
4. Có thể dùng lời nhân vật người anh để kể lại phẩn truyện trong đoạn trích được không? Vì sao?
Trả lời:
Kể lại truyện cổ tích, có thể dùng lời nhân vật thay cho lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Nhưng ở đoạn trích (cũng như toàn bộ truyện Cây khế), người anh là một nhân vật xấu xa, tham lam, dĩ nhiên anh ta không thể tự nói ra những đặc điểm đó của mình. Hơn nữa, ở đoạn này, anh ta bị rơi xuống biển, bị sóng cuốn đi mất tích, nên nếu để anh ta kể chuyện là vô lí.
5. Từ đến trong những câu sau khác nhau như thế nào về nghĩa? Do đâu có sự khác nhau đó?
a. Sáng hôm sau, chim đến.
b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả...
Trả lời:
a. Đến trong câu a có nghĩa là có mặt.
b. Đến trong câu b nghĩa là chỗ tiếp theo được nói tới.