Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đớp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lấy ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.
Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đổng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
1. Đoạn trích trên thuộc phần mở đầu, phần giữa hay phần kết của truyện Tấm Cám? Do đâu mà em biết điều đó?
Trả lời:
Đoạn trích không thể là phần đầu của truyện cổ tích, vì không có lời giới thiệu về thời gian, giới thiệu về nhân vật. Đoạn trích cũng không thể là phần cuối, vì chưa biết số phận của nhân vật như thế nào. Vậy, chắc chắn đoạn trích thuộc phần giữa của truyện.
2. Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
Trả lời:
Trong đoạn trích, có một số chi tiết kì ảo:
- Sự xuất hiện của ông Bụt.
- Đàn chim sẻ biết giúp Tấm nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một noi.
- Đào những chiếc lọ chôn xương bống lên, Tấm có váy áo đẹp, đôi giày thêu, con ngựa và bộ yên cương.
3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?
Trả lời:
Người kể chuyện trong đoạn trích của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh thuộc cùng một kiểu. Đó đều là người kể chuyện ngôi thứ ba, rất phổ biến ở truyện cổ tích.
4. Khi tóm tắt đoạn trích trên, không thể bỏ qua những chi tiết nào?
Trả lời:
Những chi tiết không thể bỏ qua khi tóm tắt đoạn trích:
- Đàn chim sẻ nhặt thóc giúp Tấm.
- Không có quần áo đẹp để đi dự hội, Tấm khóc.
- Ông Bụt bảo Tấm cách để có tất cả mọi thứ đi trẩy hội.
- Một chiếc giày của Tấm bị rơi xuống nước.
5. Theo suy luận của em, chi tiết nào trong đoạn trích có vai trò quan trọng trong diễn biến tiếp theo của câu chuyện?
Trả lời:
Đọc đoạn trích, có thể đoán chi tiết một chiếc giày của Tấm bị rơi sẽ có vai trò quan trọng trong phẩn tiếp theo của câu chuyện.
6. Nếu chọn một trong hai nhân vật Tấm hoặc Bụt kể lại phần chuyện trong đoạn trích trên, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Trong đoạn trích, ông Bụt chỉ xuất hiện khi Tấm cẩn giúp đỡ, còn Tấm mới là người trong cuộc, biết hết mọi việc xảy ra với mình. Cho nên chọn nhân vật Tấm làm người kể chuyện thì hợp lí hơn.
7. Từ suy suyển và suy giảm trong hai câu sau có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
- Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt.
- Từ sau trận ốm, sức khoẻ của bà suy giảm rất rõ.
Trả lời:
Từ suy suyển và suy giảm ở hai câu trong bài tập này không thay thế cho nhau được, vì nghĩa của chúng không hoàn toàn giống nhau. Trong tiếng Việt, khi nói về cái gì đó được giữ nguyên vẹn như ban đầu thì người ta dùng cụm từ không suy suyển. Ví dụ: Gió mạnh, nhưng cây cối trong vườn vẫn không suy suyển. Khi nói về một cái gì đó bị vơi bớt đi, người ta dùng tư suy giảm. Ví dụ: Sau trận ốm, sức khoẻ của ông ấy suy giảm rất nhiều.
8. Trong câu "Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.", cụm tư trẩy hội có nghĩa như thế nào? Có giống với nghĩa của những cụm tư dự hội, xem hội hay không?
Trả lời:
Trong câu văn đã cho, trẩy hội có nghĩa là đi dự hội hằng năm, thường đi với đông người. Dự hội và xem hội không có những nét nghĩa đó.