Giải Bài tập 9, Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 8. Khác biệt và gần gũi

Thứ tư - 22/01/2025 04:06
Giải Bài tập 9, Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 8. Khác biệt và gần gũi. Phần Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt.
Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt "người khác". "Người khác" có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt người khác. Có thể là niềm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc... Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đổi với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn
kì thi trung học phổ thông quốc gia - phân nghị luận xã hội,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)

1. "Người khác" mà đoạn trích nói đến gồm những ai?
Trả lời:
"Người khác" mà đoạn trích nói đến gồm: cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn thân, thậm chí người xa lạ.

2. Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?
Trả lời:
Cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Để chứng minh điều đó, tác giả dùng các bằng chứng: ánh mắt buồn của mẹ chứng tỏ con cái đã làm điều gì đó chưa phải; ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô cho thấy học sinh chưa nghiêm túc sửa chữa khuyết điểm.

3. Ánh mắt của người khác thường hàm chứa những thái độ gì? vấn đề này liên quan đến văn bản nào em đã được đọc ở bài 8. Khác biệt và gần gũi?
Trả lời:
Ánh mắt của người khác hàm chứa những thái độ khác nhau: niềm tin yêu; sự đồng cảm, sẻ chia; sự khích lệ, cổ vũ; nỗi hoài nghi hay trách móc;... vấn đề này liên quan đến văn bản Tiếng cười không muốn nghe mà em đã được đọc ở bài 8. Khác biệt và gần gũi.

4. Từ ta mà người viết sử dụng trong đoạn trích giúp em hiểu được điều gì?
Trả lời:
Trong đoạn trích, người viết sử dụng đại từ ta. Với đại từ này, tác giả muốn nói rằng: bất cứ ai cũng đều chịu sự nhìn nhận, đánh giá của người khác. Đâỵ là điều không phải thuộc riêng một cá nhân nào.

5. Vì sao muốn hiểu mình hơn thì cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình?
Trả lời:
Con người thường chủ quan, sai lệch khi tự đánh giá bản thân. Nhiều lúc che đậy khiếm khuyết hay tự đề cao mình quá. Câu tục ngữ: Cọc đèn tối chân muốn nói điều đó. Vì thế, chú ý thêm sự soi xét của người khác đối với mình là cách để hiểu mình hơn.

6. Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
Câu này yêu cẩu em phải bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối ý kiến đã nêu. Muốn thể hiện sự đồng tình hay phản đối, đều phải đưa ra lí lẽ và bằng chứng. Chẳng hạn: em nhất trí với ý kiến đã nêu, vì mỗi lời nói, việc làm của em đều tác động đến người khác. Tự bản thân em không biết được đầy đủ tác động đó là tốt hay xấu. Bởi thế, nhiều khi thái độ của người khác là sự phản hồi đáng tin cậy, giúp em biết lời nói và hành vi của mình là đúng hay là sai, hay hay là dở.

7. Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao?
Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.
Trả lời:
Không thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc được, vì hai từ này có nghĩa khác nhau.

8. Gọi tên thành phần được in đậm trong câu sau và nêu chức năng của nó: Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt "người khác".
Trả lời:
Ở câu "Dù muốn hay không, hình ảnh của ta củng luôn luôn hiện ra trong mắt người khác.", thành phần được in đậm là trạng ngữ chỉ điều kiện.​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bài học mới

Bài học trước

Môn học

ý kiến của em về vấn đề tự học, thái độ đối với các bạn khuyết tật, biết cảm thông với người khác, Không ai muốn bị bắt nạt, Kể lại đoạn cuối truyện Vua chích choè, kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa, Thừa nhận sai lầm, Tẩu vi thượng, Lòng người khó lường, kể về kỉ niệm, thuyết trình tác phẩm, văn thuyết minh, Viết đoạn văn, bài luận về bản thân, giới thiệu một cuốn sách, bài học thành công, kể lại một hoạt động xã hội, Kể một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh, Trình bày ý kiến, thuật lại diễn biến một lễ hội em từng tham gia, suy nghĩ của em về một truyền thuyết, Giải Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, đặc điểm của hài kịch, ý nghĩa của hình ảnh so sánh, sinh động, miêu tả, tác giả, thiên nhiên, mặt trời, bài văn cảm nhận, Cảm nhận của em về hang Én, Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi, u minh, ấn tượng, chi tiết, Kể lại sự việc bầy chim chìa vôi, Cảm nghĩ về vui buồn tuổi thơ, văn mẫu lớp 7, trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em, thực dân Pháp, Viết một truyện kể sáng tạo, Kể lại một trải nghiệm, thư gửi chú bộ đội, cảm xúc về một bài thơ, bài văn biểu cảm, kể lại truyện cổ tích, bài văn nghị luận, thích minh tuệ, bài ca dao, bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây