Kể lại truyện “Em bé thông minh” bằng lời của em bé khi đã trở thành trạng nguyên với một kết thúc mới

Thứ năm - 02/01/2025 06:45
Là một trạng nguyên trẻ tuổi nhất của đất nước, ta luôn tự hào mình về những kiến thức mình học được. Đó là kiến thức của nhân dân lao động. Bởi ta sinh ra là con của người nông dân nghèo, quanh năm gắn bó với việc đồng ruộng. Ta là ai các bạn biết rồi chứ. Ta chính là em bé thông minh ngày nào hay hát câu “Tang tình tang, tính tình tang đây”
Kể lại truyện “Em bé thông minh” bằng lời của em bé khi đã trở thành trạng nguyên với một kết thúc mới
Hồi bấy giờ, nhà vua muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi khắp nước để dò la. Viên quan ấy cũng là người thông tuệ khác thường, đi đến đâu, ông cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, cha ta đang đánh trâu cày còn ta đang đập đất, thì một viên quan ấy  dừng ngựa gần chỗ cha con ta và ra câu hỏi rằng trâu mỗi ngày cày được mấy đường. Cha ta chưa biết trả lời thế nào, thì ta nghĩ ngay ra câu ứng phó. Ta lúc đó chỉ là cậu bé khoảng bảy, tám tuổi thôi, nhưng đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”
Ta thấy viên quan há hốc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao.
Nhà vua thử tài ta hết lần này đến lần khác. Mỗi lần mức độ khó khăn, hóc búa càng tăng lên. Đầu tiên là việc nhà vua ban cho làng ta ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Cả làng lo lắng. Biết chuyện, ta xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc của làng.
Đến kinh thành, ta lẻn vào hoàng cung, đứng trước sân rồng gào khóc. Vua ra hỏi han ta ts tâu với vua rằng: “mẹ con chết sớm mà cha con không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.
Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!” Điều này cũng giống như việc vua ban trâu đực cũng không thể đẻ được. Vua mỉm cười và nói chuyện ban trâu cho làng chỉ là thử tài thôi, đó là lộc vua ban.
Nhà vua lại tiếp tục thử tài bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ dọn thành ba mâm cỗ. Ta đưa ra cây kim nói rằng làm thành một con dao để ta sẻ thịt chim. Mọi người đều thán phục.
Bấy giờ, nhiều nước láng giềng luôn đe dọa xâm lược nước ta, chúng cho người sang thử tài. Sứ thần đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Ta nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngàng lưng, dùng mỡ bôi một đầu để dụ kiến bò sang, quả đúng như vậy. Con kiến giúp ta xuyên sợi chỉ qua vỏ ốc trong sự ngỡ ngàng, thán phúc của mọi người nhất là tên sứ giả. 
Ta được vua phong cho là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con ta một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung để ta ở, cho vua tiện hỏi han.

        Từ ngày đó đến giờ, ta luôn dồn hết tâm sức vào việc phục vụ đất nước. Ta giúp nhà vua đưa ra nhiều quy định, luật lệ tiến bộ để xây dựng đất nước ngày một hưng thịnh. Ta giúp vua quan tâm đến đời sống của nhân dân, giảm tô thuế, quan tâm đến chính sách khai hoang, mở đất cho dân thêm nhiều ruộng đất. Rồi ta cùng nhà vua xử lí những tên quan tham, sách nhiễu dân lành. Ta mong các bạn học sinh hãy cố gắng học tập để mai sau lớn lên góp công xây dựng đất nước giàu đẹp. 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Tags

Đề kiểm tra cuối kì 2, tả cảnh sinh hoạt, cảm nghĩ về bài thơ, tri thức, tự nhiên, khoa học, khối lượng, về miền đất phật, Giải bài tập Khoa học Tự nhiên 8, nhân vật nổi tiếng, nghị luận xã hội, Một người Hà Nội, Chiếc thuyền ngoài xa, rừng xà nu, Vợ nhặt, vợ chồng a phủ, Thạch Lam, khuynh hướng văn học sau năm 1975, phong cách nghệ thuật, Chế Lan Viên, Nam Cao, Task Scheduler, windows error, Bài tập Công nghệ 6, Excel previewer, shortcut windows, ô nhiễm tiếng ồn, lời vàng ý ngọc, lao động và nghỉ ngơi, tương lai của trái đất, Bài học kinh doanh, bệnh lười, quyết định sáng suốt, quan niệm học tập, kết bạn, nhẫn nhục, hiếu đạo, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, ít nhất, sự kiện, nhân vật, trình bày, Phi Châu và Báo, tính chất kì ảo của truyện Dế chọi, Cảm nghĩ sau khi học Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện người con gái Nam Xương, phê bình có nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, vai trò của kí ức trong sáng tác thơ ca, giá trị, chứa đựng, nghệ thuật, tiêu biểu, tác phẩm, văn học, Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm, văn bản kịch Đình công và nổi dậy, ấn tượng về những người nổi loạn, hiện tượng đưa thiên nhiên vào nhà, quan trọng, văn hóa, tâm linh, hiểu biết, khao khát, khám phá, đam mê, sâu sắc, cảm xúc của em khi đến thăm một di tích lịch sử, tồn vong, đe dọa, hiểm họa, không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ Lưu Quang Vũ, Cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, cảm nghĩ về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt, truyện Ba chàng sinh viên, Suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ, vai trò của tình bạn, Vũ Như Tô, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, danh ngôn, cất tiếng, ước mơ, Nguyễn Đình Thi, hình ảnh em gái tiền phương, cảm nghĩ của em về tình đồng chí, suy nghĩ, nhắn nhủ, Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về cảnh đẹp, Kể lại một việc làm, lệnh ubuntu, server Ubuntu, tối ưu windows, ghost Windows, bài thơ bảy chữ, Những cánh buồm, Chiếc lá cuối cùng, trên mặt đất vốn làm gì có đường, đi mãi thì thành đường thôi, điện biên phủ, sự kiện lịch sử, kể lại sự việc có thật, Chi tiết ấn tượng trong Người thầy đầu tiên, Người thầy đầu tiên, Ý kiến về sử dụng biệt ngữ xã hội, biệt ngữ xã hội, khu du lịch Bà Nà, kể về người thân, sang thu hữu thỉnh, gặp gỡ anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, đáp án cuộc thi, cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, cảm nhận của em về một nhân vật trong mắt sói, Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn, cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo Ngang, thể hiện, vì sao, biểu hiện, nhiệm vụ, văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hai đứa trẻ thạch lam, Thế nào là điệp từ, nguyễn đình chiểu, Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, tràng giang huy cận, đoạn trích Trao Duyên, đóng vai nhân vật văn học, thương vợ của trần tế xương, bình ngô đại cáo nguyễn trãi, bài thơ vội vàng, Tả cảnh sông nước, bài thơ Ánh trăng, lượm của tố hữu, tả nhân vật văn học, tây tiến của quang dũng, văn học trung đại Việt Nam, Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, Cảm nghĩ về mái trường, Làng của Kim Lân, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ, ý nghĩa dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ, như thế, quốc gia, nước đại, câu hỏi, trả lời, nội dung, Bà Huyện Thanh Quan, phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, Cười là một hình thức chế ngự cái xấu, Ngày Chủ nhật xanh, thay thế, có thể, hạn chế, tài nguyên, lãng phí, trả giá, chủ đề, sử dụng, tương đương, hoàn thành, sự suy giảm nguồn tài nguyên, sự giàu có tài nguyên rừng, ý kiến của em về vấn đề tự học, thái độ đối với các bạn khuyết tật, biết cảm thông với người khác, Không ai muốn bị bắt nạt, Kể lại đoạn cuối truyện Vua chích choè, kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa, Thừa nhận sai lầm, Tẩu vi thượng, Lòng người khó lường, kể về kỉ niệm, thuyết trình tác phẩm, văn thuyết minh, Viết đoạn văn, bài luận về bản thân, giới thiệu một cuốn sách, bài học thành công, kể lại một hoạt động xã hội, Kể một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh, Trình bày ý kiến, thuật lại diễn biến một lễ hội em từng tham gia, suy nghĩ của em về một truyền thuyết, Giải Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, đặc điểm của hài kịch, ý nghĩa của hình ảnh so sánh, sinh động, miêu tả, tác giả, thiên nhiên, mặt trời, bài văn cảm nhận, Cảm nhận của em về hang Én, Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây