Đây là dạng đề thường xuất hiện trong các đề thi những năm gần đây, nhất là trong các kì thi Olympic. Đề thi có sự khác biệt, không chỉ là văn bản ngôn từ mà có thêm hình ảnh.
Đây là dạng đề mới nhất thường được lựa chọn trong một vài năm gần đây. Dạng đề này lại thường thiên về bộc lộ suy nghĩ, quan điểm về một vấn đề thiên về hiện tượng đời sống.
Đề thường xuất phát từ một vấn đề xã hội có ý nghĩa trong một tác phẩm văn học hoặc câu chuyện, yêu cầu học sinh bàn bạc, mở rộng vấn đề, bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của bản thân.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…).
Một người Hà Nội của Nguyễn Khải là một tác phẩm có thể đối thoại cởi mở với người đọc về rất nhiều điều. Truyện chứa đựng cả một cái nhìn, một quan niệm, cách khám phá mới về con người của nhà văn.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn của những biểu tượng. Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 đạt được sự hàm súc, đa nghĩa một phần là nhờ nhà văn đã sáng tạo được những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị biểu tượng. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa là một trường hợp như vậy.
Bén duyên văn tự với mảnh đất Tây Nguyên, nhà văn đất Quảng đã viết Rừng xà nu như một lần nữa khẳng định với người đọc: ông là nhà văn của mảnh đất Tây Nguyên. Khơi nguồn cho xúc cảm của người nghệ sĩ, bên cạnh hình tượng xà nu, đôi bàn tay Tnú cũng lấp lánh sắc màu ý nghĩa.