Bản thân tiến sĩ công an Đoàn Văn Báu đã nhiều lần rất tâm đắc với bốn câu thơ này của sư Minh Tuệ. Những lời này nghe qua thì đơn giản nhưng nếu đào sâu vào chúng ta sẽ thấy một triết lý sâu sắc về cuộc đời, về cách sống sao cho bình an giữa bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống.
Trong suốt hành trình tìm về đất Phật Ấn Độ, sư Minh Tuệ đã để lại một câu nói đầy ẩn ý:
Người thợ săn giăng lưới bẫy sập, Đàn nai khôn chẳng chạm bén chân. Ăn lúa xong ta lại lên đường, Mặc cho kẻ thợ săn than khóc.
Chẳng ai ngờ rằng câu nói này lại chứa đựng một triết lý đầy thâm cay, dạy cho con người bài học biết đủ trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa sâu xa của câu nói này, cần phải xét đến hình ảnh “kẻ thợ săn” trong thơ của sư minh Tuệ. “Thợ săn” không phải là người đang săn thú để lấy thịt ăn mà chính là hình ảnh của những cạm bẫy của những cuộc đấu tranh vật chất, quyền lực và danh lợi trong cuộc sống. Những người thợ săn này giăng bẫy trong cuộc đời cố gắng kéo những người khác vào vòng xoáy của tham lam, ganh đua và sự lo âu. Thế nhưng, “đàn nai khôn chẳng chạm bén chân” theo cách nói của sư Minh Tuệ là hình ảnh của những người sống tỉnh thức những người biết tránh xa những cạm bẫy của cuộc đời.
Đàn nai vốn dĩ không phải là những loài vật mạnh mẽ nhất nhưng chúng lại rất nhanh dậy, khôn ngoan và luôn biết cách tránh né nguy hiểm. Cũng như vậy, người sống giản dị tỉnh thức không bị cuốn vào những mưu mô, những tranh giành, họ biết rằng chỉ cần lo cái bụng, sống một cuộc đời thanh thản là đã đủ, không cần phải lao vào những cuộc đua tranh bất tận của đời thường. Như tiến sĩ công an Đoàn Văn Báu từng chia sẻ, ông rất tâm đắc với bốn câu thơ này của sư Minh Tuệ, theo ông, những lời này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc sống tỉnh thức, không bị cuốn theo những cơn sóng ngầm của cuộc đời. Đó là sự nhận thức rằng mọi sự vật hiện tượng đều có sự vô thường và con người phải biết cách thả lỏng, không chấp vào những thứ phù du.
Có rất nhiều người để lại bình luận ở ngoài đời đúng là có mụ thợ săn vẫn ngày ngày gào thét, khóc mếu. Chúng con thì rất hạnh phúc khi ngày ngày được nhìn thấy hành trình của các thầy và các anh hộ pháp. Có lần thầy đã đọc những vần thơ này thật là ý nghĩa thâm sâu sao mà đồng cảnh ngộ với đoàn bộ hành quá vậy. Những lời trong bài thơ rất thâm thúy và ý nghĩa.
Thầy là người học Phật, thầy đọc trong các kinh của Đức Phật và nhớ nhiều, cho nên thầy áp dụng cho mọi người suy đoán không thể tả bằng lời hết ý nghĩa cuộc du hành của ngài và bốn câu pháp cú này. Con cảm nhận được sự an nhiên của đoàn trước những kẻ săn đuổi, câu này thầy đã nói nhưng nghe không rõ lắm nay nghe lại cảm ơn cảm ơn Báu đã đọc hết những từ ngữ trong câu thơ rất hay đó. Ai đã từng nói thầy: “Phật pháp đã hiểu chưa, biết được bao nhiêu” thầy chúng tôi hiểu ít thôi nhưng nay nói thơ luôn rồi, thì chúng tôi sẽ từ từ cho các người tâm phục, khẩu phục.
Các người chờ đấy Đức Phật chỉ dạy rằng biết đủ là đủ, người biết đủ là người giàu có nhất. Người con Phật thấu rõ bản chất vạn vật và vô thường tạm bợ chuyển hóa không thật, nên bớt si mê, chấp ngã bỏ đi tư lợi cá nhân mà khéo điều chỉnh hành vi, lời nói cho đến tâm ý của bản thân nhằm mang lại lợi ích cho mình và cho người. Dám bám chấp là nguồn gốc của khổ đau, người không tham ái thì không mong cầu, không mong cầu thì sẽ không sợ hãi, không tham sân si, giữ tâm thanh tĩnh, định tĩnh và giản đơn. Cuộc sống này của chúng ta sẽ dần dần chuyển hóa từ tranh đấu thành sẻ chia, sân giận thành tha thứ nỗi khổ niềm đau sẽ tan loãng hạnh phúc sẽ đơm hoa ngay hiện tại, an bình sẽ kết trái ở mai sau.
Thực tế cuộc sống của nhiều người hiện nay giống như những “kẻ thợ săn” trong câu thơ của sư Minh Tuệ. Họ luôn chạy theo những mục tiêu vật chất, những giá trị tạm thời mà không nhận ra rằng chính những điều đó lại khiến họ mất đi sự bình yên. Không quên một điều là mỗi ngày họ đều sống trong lo âu, căng thẳng chỉ vì chạy theo những thứ mà không bao giờ đủ. Chính vì thế, câu nói “mặc cho kẻ thợ săn than khóc” là lời cảnh tỉnh cho những ai đang sống trong khổ đau, luôn tìm kiếm những điều xa xỉ ngoài tầm với. Để rồi quên mất rằng hạnh phúc thực sự đến từ sự tỉnh thức, sự an nhiên trong chính bản thân mình khi nói “mặc cho kẻ thợ săn than khóc” sư Minh Tuệ không chỉ đơn giản là nhắc đến sự bất lực của kẻ thợ săn mà còn khẳng định sự an nhiên của người đi tu. Thợ săn trong ngữ cảnh này là hình ảnh của những người chấp vào sự vật chất tham lam tranh đấu và tạo ra những cạm bẫy trong cuộc đời để thu lợi, để họ có thể than khóc đau khổ. Nhưng người đi tu người tìm về sự giải thoát chỉ cần “ăn lúa” sống thanh đạm là đủ. Không cần phải mưu cầu những thứ khác bằng việc đối lập với “ăn lúa” và “kẻ thợ săn” sư Minh Tuệ đã chỉ ra rằng hạnh phúc và bình an không nằm trong những điều xa xỉ, không phải ở những món ăn cao lương mỹ vị hay hoa thơm trái ngọt, không phải những cuộc vui chóng vánh hay những toan tính vụ lợi.
Cuộc sống thực sự bình yên, giản dị khi ta chỉ cần đủ ăn đủ mặc đủ, sống không tham lam, không ham muốn những thứ ngoài tầm với. Lúa gạo là những thứ cơ bản và cần thiết, chúng không phải là điều xa hoa nhưng lại đủ để duy trì sự sống, đủ để ta hành trình tiếp trên con đường tìm kiếm sự giải thoát. Cái no trong câu nói của sư Minh Tuệ không phải là một sự thỏa mãn tạm bợ mà là sự đủ đầy về tinh thần “ăn lúa” là một phép ẩn dụ cho việc sống đơn giản không đắm chìm vào vật chất. Nó phản ánh một cuộc sống đầy đủ và tự tại không cần quá nhiều thứ. Ngoài những nhu cầu thiết yếu và khi đã đủ ta có thể “lên đường” tiếp tục hành trình của mình mà không bị chi phối bởi những ràng buộc hay những yếu tố ngoại cảnh. Chỉ vì không buông bỏ được lòng tham cố hữu ấy nên tai họa ập đến là điều khó tránh, khổ đau là lẽ đương nhiên.
Muốn cuộc sống luôn an lành, hướng thượng thì việc đầu tiên là chúng ta phải buông bỏ được tâm tham lam, ích kỷ biết tu tâm, hành thiện, thực hành hạnh ít muốn, biết đủ. Sống một cuộc đời tự túc, đơn giản, thanh đạm và nhân tĩnh. Để thành tựu được điều đó, chúng ta phải phát nguyện đời đời, kiếp kiếp nương ngọn đèn Phật pháp soi sáng lộ trình tập học, phát tâm bồ đề vì lợi ích chúng sinh, nuôi lớn tử vi để thấu hiểu, tha thứ, bao dung bằng tinh thần vị tha vô ngã.