A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Học sinh chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, sợ hãi. Em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Vùi mình vào chơi game để quên nỗi buồn.
B. Trốn trong phòng để khóc.
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.
D. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai.
Câu 2. Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
B. Bộ luật hình sự năm 2015.
C. Bộ luật lao động năm 2020.
D. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Câu 3. Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là gì?
A. Đánh đập. B. Quan tâm. C. Sẻ chia. D. Cảm thông.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
A. Ông Khôi đánh con vì trốn học để đi chơi game.
B. Cô giáo phê bình Phương vì thường xuyên đi học muộn.
C. Bạn Thanh đe dọa sẽ đánh bạn My vì không cho mình chép bài.
D. Bạn An nhắc nhở bạn Quỳnh không nên nói chuyện trong giờ học.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?
A. Tăng thu nhập hàng tháng.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Chủ động chi tiêu hợp lí.
D. Nâng cao đời sống tinh thần.
Câu 6. Nguyên tắc nào dưới đây giúp quản lí tiền hiệu quả ?
A. Chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
B. Chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.
C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
D. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
Câu 7. Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?
A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
B. Cảnh cáo.
C. Phạt tù.
D. Khuyên răn.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây là hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây khủng hoảng kinh tế quốc dân.
B. Gây mâu thuẫn nội bộ hệ thống chính trị quốc gia.
C. Tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần, trí tuệ.
D. Tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của những người xung quanh.
Câu 9. Tệ nạn xã hội có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan nào sau đây?
A. Môi trường sinh sống không lành mạnh.
B. Chơi với những người có tiền sử tù tội.
C. Sự thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ của bản thân.
D. Gia đình, bạn bè quan tâm, chia sẻ.
Câu 10. Nhóm bạn gồm: Phương, Lan, Kiên rủ Thanh cùng tham gia đánh bài ăn tiền. Tuy nhiên, Thanh đã từ chối và khuyên các bạn không nên chơi đánh bài ăn tiền vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình trong phòng chống tệ nạn xã hội?
A. Bạn Phương. B. Bạn Kiên.
C. Bạn Lan. D. Bạn Thanh.
Câu 11. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
A. Bảo vệ mọi quyền và lợi ích của con.
B. Đáp ứng mọi nhu cầu của con về vật chất.
C. Thoả mãn mọi nhu cầu về tinh thần của con.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện con cái thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?
A. Mua quà tặng mẹ nhân dịp 8/3 bằng cách trộm tiền của bố.
B. Làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
C. Bắt bố mẹ đưa đi học dù trường học ở rất gần nhà.
D. Thường xuyên dùng tiền ăn sáng chơi điện tử.
B. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Thế nào là tệ nạn xã hội, Hãy trình bày những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
Câu 2. (2.0 điểm) Em hãy nhận xét việc làm của nhân vật trong các tình huống dưới đây:
a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,...Trong trường hợp là bạn M em khuyên bạn điều gì?
Câu 3. (3.0 điểm) Cho tình huống: Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?
- Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội?
....................Hết ..............
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM: (3đ). Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
C |
D |
A |
C |
A |
D |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: (2.0 điểm)
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống. ( 1,0đ)
- Nguyên nhân: (1,0đ)
+ Do một số thành phần xấu rủ rê.
+ Tò mò, thiếu hiểu biết
+ Lười biếng, không công việc ổn định.
+ Bố mẹ li hôn....
Câu 2: (2.0 điểm)
a,- Hành vi của hai anh em sai vì khi ở trên trường thì đi đánh lộn, cúp học để đi chơi. Nếu việc đó thường xuyên xảy ra thì việc học của hai anh em sẽ đi xuống và ảnh hưởng tới bố mẹ khi đang đi làm thì nghe những cuộc gọi của thầy cô báo lại với bố mẹ khi hai anh em cúp học, đánh lộn. Còn ở nhà thì không giúp đỡ bố mẹ việc nhà thì đó là hành vi không đúng vì bố mẹ đã bận việc làm thì phải giúp đỡ bố mẹ.
- Hành vi của hai anh em là không đúng với quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (hành vi rõ đó là: không đoàn kết, không giúp đỡ nhau trong gia đình). Hai anh em cũng đa vi phạm nội quy nhà trường vì thường xuyên đánh lộn, cúp học đi chơi.
- Trong tình huống này, nhân vật Bác Khanh cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ như là một công dân trong gia đình. Đầu tiên, Bác cần phải giáo dục hai con trai của mình để họ biết cách cư xử đúng mực và tôn trọng người lớn. Bác cũng nên đưa ra các quy định rõ ràng cho các con để đảm bảo sự nghiêm túc trong học tập và trách nhiệm trong việc giúp đỡ bố mẹ trong công việc nhà. Nếu cần thiết, Bác cũng nên có cuộc trò chuyện với vợ để đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của hai đứa trẻ. Công dân trong gia đình không chỉ là việc giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình, mà còn là việc cải thiện các vấn đề liên quan đến sự đoàn kết gia đình.
b, - Trong trường hợp là bạn của M em sẽ khuyên bạn là nên quay lại như con người xưa của bạn đi vì khi bạn học giỏi, ngoan thì bố mẹ bạn sẽ vui. Còn bạn được sự chiều chuộng của ông bà mà bạn cứ lười học vậy sẽ làm việc học của bạn đi xuống. Bố mẹ bạn sẽ bỏ việc làm xa để về dạy lại cậu để trở thành con người xưa và ảnh hưởng tới việc làm của bố mẹ nên bạn hãy bỏ tất cả sự chiều chuộng của ông bà để học hành chăm chỉ thành một con người ngoan.
- Ông bà của M đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình là quá chiều chuộng cháu dẫn tới cháu lơ là việc học.
Câu 3: (3.0 điểm)
a) Em không đồng tình với suy nghĩ của C. Bởi vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.
b) Em sẽ giải thích cho C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. Bởi vậy học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về các tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không dính phải tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.Em sẽ chỉ ra cho bạn biết sự nguy hiểm của nó và khuyên bạn cùng nhau phòng chống và rủ bạn còn nhau đi tuyên truyền về tác hại của nó để mọi người cùng nhau phòng tránh.