Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 7

Thứ năm - 17/04/2025 05:03
Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử và Địa lí 7, dùng chung cho các bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
A) PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Chọn đáp án đúng.
Câu 1. Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế.
B. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo.
C. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn.
D. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi.

Câu 2. Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của
A. hoàng tộc.            B. địa chủ phong kiến.            C. nhà vua.           D. phụ nữ.

Câu 3. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
A. Nguyễn Chích            B. Lê Lợi.            C. Nguyễn Trãi.               D. Đinh Lễ.

Câu 4. Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
A. Lực lượng nghĩa quân rất hùng mạnh.
B. Lực lượng nghĩa quân còn yếu, gặp nhiều khó khăn.
C. Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi, buộc địch phải rút quân.
D. Nghĩa quân đánh đâu thắng đó, địa bàn hoạt động được mở rộng.

Câu 5. Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã khôi phục lại quốc hiệu là
A. Đại Việt.       B. Đại Cồ Việt.           C. Đại Ngu.              D. Đại Nam.

Câu 6. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
A. Dùng thủy chiến, tấn công trên biển.
B. Vừa đánh vừa đàm phán ngoại giao.
C. Đóng cọc gỗ trên sông để phục kích quân địch.
D. Dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch.

Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng về tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không tu sửa đê điều.
B. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, địa chủ giàu có.
CNhân dân Đại Việt khổ cực dưới ách thống trị và đô hộ của nhà Minh.
D. Vua, quan, quý tộc ăn chơi sa đọa; tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân.

Câu 8. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?
A. Thành nhà Hồ.                                  B. Chùa Một Cột.
C. Kinh thành Huế.                               D. Hoàng thành Thăng Long.

PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm) Nêu hiểu biết của em về tình hình kinh tế của Đại Việt thời Lê sơ?
Câu 2 (1,5 điểm) Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Theo em trong các nguyên nhân thắng lợi đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

B/ PHẦN ĐỊA LÍ: (5 điểm)
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm): Chọn 1 đáp án đúng nhất
Câu 1. Tại sao đồng bằng Trung tâm Ô-xtrây-li-a không có người sinh sống?
A. Địa hình thấp, trũng.                                 B. Nhiều núi lửa đang hoạt động.
C. Khoáng sản nghèo nàn.                             D. Khí hậu khô hạn.

Câu 2. Dân cư tập trung đông ở phía đông, đông nam và tây nam do những nguyên nhân nào?
A. Địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 200m và nhiều khoáng sản.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
C. Khí hậu lục địa, nhiều sông ngòi và khoáng sản.
D. Nhiều sông ngòi, khí hậu lục địa và lịch sử nhập cư.

Câu 3. Loài thực vật nào tiêu biểu ở châu Nam Cực?
A. Đồng cỏ.                                                             B. Rừng thưa nhiệt đới.
C. Rêu, địa y, tảo, nấm.                                           D. Xa van và rừng thưa.

Câu 4. Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào?
A. Lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.                   
B. Lục địa Nam Cực và các cao nguyên băng khổng lồ.
C. Cao nguyên băng khổng lồ và các đảo ven bờ.            
D. Các đảo ven bờ và châu Nam Cực.

Câu 5. Phía đông dãy Trường Sơn Úc lại mưa nhiều hơn phía tây dãy Trường Sơn do đâu?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tín phong.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Tây ôn đới.
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Đông cực.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm, giáp biển, ảnh hưởng gió Mậu dịch.

Câu 6. Khu vực nào ở Ô-xtrây-li-a có lượng mưa cao nhất?
A. Dải bờ biển hẹp ở phía Bắc.                B. Sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a.
C. Dải đất hẹp phía nam lục địa.              D. Phía nam của đảo Ta-xma-ni-a.

Câu 7. Biểu hiện của biến đổi khí hậu như thế nào ở châu Nam Cực?
A. Nhiệt độ tăng, nước biển dâng.                  B. Gia tăng hiện tượng thời tiết cực đoan.
C. Mất đa dạng sinh học.                                D. Thủng tầng ô zôn.

Câu 8. Biểu hiện nào của biến đổi khí hậu gây nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại?
A. Nước biển dâng.                                                        B. Băng tan.
C. Biến đổi khí hậu.                                                       D. Mất đa dạng sinh học.

TỰ LUẬN (3 điểm )
Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí , phạm vi châu Đại Dương?
Câu 2: (1 điểm) Vì sao nói châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới?
Câu 3: (0,5 điểm) Em hãy nêu những tác động của việc tan băng ở châu Nam Cực do biến đổi khí hậu toàn cầu đối với thiên nhiên hoặc con người trên Trái Đất?
 
………………………Chúc các em làm bài tốt!..........................

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

A) PHẦN LỊCH SỬ (5 điểm)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
                          Mỗi đáp án HS chọn đúng được 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D C B A D C A

 PHẦN II: TỰ LUẬN (3 điểm)
 Câu 1: Tình hình kinh tế của Đại Việt thời Lê sơ (1,5 điểm)
* Nông nghiệp (0,5 điểm)
- Nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng và khuyến khích phát triển nông nghiệp:
+ Đặt ra các quan chuyên trách như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,…
+ Cấm để ruộng hoang, đẩy mạnh khẩn hoang và lập đồn điền.
+ Đặt phép quân điền, định kì chia đều ruộng công làng xã.
+ Khơi kênh, đào sông, đắp đê ngăn mặn, bảo vệ các công trình thủy lợi.
- Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân dần ổn định.
* Thủ công nghiệp (0,5 điểm)
- Nhiều nghề thủ công truyền thống phát triển nhanh chóng, hình thành những làng nghề chuyên nghiệp.
- Nghề sản xuất gốm sứ xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thương nhân nước ngoài phát triển mạnh.
* Thương nghiệp (0,5 điểm)
- Nội thương: triều đình khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán giữa các địa phương, giữa các làng nghề thủ công với các đô thị.
- Ngoại thương: việc buôn bán với nước ngoài được duy trì.
Câu 2: (1,5 điểm)
- HS nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
(1 điểm)
- Nguyên nhân thắng lợi (0,5 điểm)
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam.
+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chi huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử (0,5 điểm)
+ Là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
-  HS chỉ ra và lí giải được trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nguyên nhân quan  trọng nhất là : Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam. (0,5 điểm)

B/ PHẦN ĐỊA LÍ: (5 điểm)
I.TRẮC NGHIỆM (2 điểm):
1.D 2.B 3.C 4.A 5.D 6.A 7.A 8B
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
II.TỰ LUẬN (3 điểm):
  Đáp án Biểu điểm
Câu 1 Châu Đại Dương bao gồm lục địa Ôxtraylia và hệ thống các đảo.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
+ Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt (do bờ biển ít bị chia cắt).
+ Kích thước: Diện tích nhỏ (khoảng 7,7 triệu km2), từ bắc xuống nam dài hơn 3 000 km, từ tây sang đông nơi rộng nhất khoảng 4 000 km.
- Vùng đảo châu Đại Dương nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, gồm 4 khu vực (Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và Niu Di-len), trải dài trên một không gian địa dương rộng lớn, phần lớn là đảo nhỏ.
 
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ


0,5đ
Câu 2 -  Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới vì:
+ Châu Nam Cực nằm ở vị trí từ vòng cực Nam đến cực Nam
+ Có khí hậu khắc nghiệt, lạnh nhất trên thế giới
+ Là nơi có khí áp cao, nhiều gió bão nhất hành tinh
+ Đất đóng băng quanh năm và thể tích băng lên tới 35 triệu km2
 

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 3 - Châu Nam Cực là khu vực chứa 2/3 trữ lượng nước ngọt của thế giới ở dạng rắn.
- Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao ảnh hưởng lớn tới đời sống và sản xuất của dân cư.
- Những vùng băng trôi, băng tan làm hẹp môi trường sống của nhiều loài động vật ,gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn tới loài người.
 
0,5đ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Tags

Đề kiểm tra cuối kì 2, tả cảnh sinh hoạt, cảm nghĩ về bài thơ, tri thức, tự nhiên, khoa học, khối lượng, về miền đất phật, Giải bài tập Khoa học Tự nhiên 8, nhân vật nổi tiếng, nghị luận xã hội, Một người Hà Nội, Chiếc thuyền ngoài xa, rừng xà nu, Vợ nhặt, vợ chồng a phủ, Thạch Lam, khuynh hướng văn học sau năm 1975, phong cách nghệ thuật, Chế Lan Viên, Nam Cao, Task Scheduler, windows error, Bài tập Công nghệ 6, Excel previewer, shortcut windows, ô nhiễm tiếng ồn, lời vàng ý ngọc, lao động và nghỉ ngơi, tương lai của trái đất, Bài học kinh doanh, bệnh lười, quyết định sáng suốt, quan niệm học tập, kết bạn, nhẫn nhục, hiếu đạo, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, ít nhất, sự kiện, nhân vật, trình bày, Phi Châu và Báo, tính chất kì ảo của truyện Dế chọi, Cảm nghĩ sau khi học Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện người con gái Nam Xương, phê bình có nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, vai trò của kí ức trong sáng tác thơ ca, giá trị, chứa đựng, nghệ thuật, tiêu biểu, tác phẩm, văn học, Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm, văn bản kịch Đình công và nổi dậy, ấn tượng về những người nổi loạn, hiện tượng đưa thiên nhiên vào nhà, quan trọng, văn hóa, tâm linh, hiểu biết, khao khát, khám phá, đam mê, sâu sắc, cảm xúc của em khi đến thăm một di tích lịch sử, tồn vong, đe dọa, hiểm họa, không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ Lưu Quang Vũ, Cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, cảm nghĩ về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt, truyện Ba chàng sinh viên, Suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ, vai trò của tình bạn, Vũ Như Tô, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, danh ngôn, cất tiếng, ước mơ, Nguyễn Đình Thi, hình ảnh em gái tiền phương, cảm nghĩ của em về tình đồng chí, suy nghĩ, nhắn nhủ, Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về cảnh đẹp, Kể lại một việc làm, lệnh ubuntu, server Ubuntu, tối ưu windows, ghost Windows, bài thơ bảy chữ, Những cánh buồm, Chiếc lá cuối cùng, trên mặt đất vốn làm gì có đường, đi mãi thì thành đường thôi, điện biên phủ, sự kiện lịch sử, kể lại sự việc có thật, Chi tiết ấn tượng trong Người thầy đầu tiên, Người thầy đầu tiên, Ý kiến về sử dụng biệt ngữ xã hội, biệt ngữ xã hội, khu du lịch Bà Nà, kể về người thân, sang thu hữu thỉnh, gặp gỡ anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, đáp án cuộc thi, cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, cảm nhận của em về một nhân vật trong mắt sói, Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn, cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo Ngang, thể hiện, vì sao, biểu hiện, nhiệm vụ, văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hai đứa trẻ thạch lam, Thế nào là điệp từ, nguyễn đình chiểu, Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, tràng giang huy cận, đoạn trích Trao Duyên, đóng vai nhân vật văn học, thương vợ của trần tế xương, bình ngô đại cáo nguyễn trãi, bài thơ vội vàng, Tả cảnh sông nước, bài thơ Ánh trăng, lượm của tố hữu, tả nhân vật văn học, tây tiến của quang dũng, văn học trung đại Việt Nam, Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, Cảm nghĩ về mái trường, Làng của Kim Lân, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ, ý nghĩa dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ, như thế, quốc gia, nước đại, câu hỏi, trả lời, nội dung, Bà Huyện Thanh Quan, phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, Cười là một hình thức chế ngự cái xấu, Ngày Chủ nhật xanh, thay thế, có thể, hạn chế, tài nguyên, lãng phí, trả giá, chủ đề, sử dụng, tương đương, hoàn thành, sự suy giảm nguồn tài nguyên, sự giàu có tài nguyên rừng, ý kiến của em về vấn đề tự học, thái độ đối với các bạn khuyết tật, biết cảm thông với người khác, Không ai muốn bị bắt nạt, Kể lại đoạn cuối truyện Vua chích choè, kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa, Thừa nhận sai lầm, Tẩu vi thượng, Lòng người khó lường, kể về kỉ niệm, thuyết trình tác phẩm, văn thuyết minh, Viết đoạn văn, bài luận về bản thân, giới thiệu một cuốn sách, bài học thành công, kể lại một hoạt động xã hội, Kể một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh, Trình bày ý kiến, thuật lại diễn biến một lễ hội em từng tham gia, suy nghĩ của em về một truyền thuyết, Giải Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, đặc điểm của hài kịch, ý nghĩa của hình ảnh so sánh, sinh động, miêu tả, tác giả, thiên nhiên, mặt trời, bài văn cảm nhận, Cảm nhận của em về hang Én, Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây