Phân tích Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
Bài Trắc Nghiệm
2024-12-25T09:58:51-05:00
2024-12-25T09:58:51-05:00
https://baitracnghiem.com/lesson/ngu-van/phan-tich-bai-phu-song-bach-dang-cua-truong-han-sieu-76.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Bài trắc nghiệm miễn phí
https://baitracnghiem.com/uploads/bai-trac-nghiem.png
Thứ tư - 25/12/2024 09:54
Trong lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, nhiều địa danh của đất nước đã trở thành những đề tài hấp dẫn, vì ghi dấu những chiến công vĩ đại như Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa, sông Lô.v.v... Nhưng gợi nhiều cảm hứng nhất có lẽ phải kể đến sông Bạch Đằng lịch sử - nơi đã từng diễn ra những trận đánh quyết liệt chống quân xâm lược phương Bắc. Tại đây, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán; Lê Hoàn quét sạch quân nhà Tống; Trần Hưng Đạo nhấn chìm đại quân Nguyên Mông.
Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đại đã nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Nguyên Mộng Tuấn;., đều viết về nó. Nhưng thành công hơn cả là Trương Hán Siêu với Bài phủ sông Bạch Đằng. Tác phẩm này từ lâu đã được đánh giá là bài phú nổi tiếng nhất ở đời Trần và cũng là một trong số ít bài phú xuất sắc nhất của văn học trung đại.
Đây là một bài phú cổ thể (hoặc còn gọi là phú lưu thuỷ), không tuân theo niêm luật chặt chẽ của Đường phú (hay còn gọi là phú Đương luật). Vẫn luật của bài phú loại này tương đối phóng khoáng, giàu nhạc điệu và dễ truyền tụng.
Bài phú sông Bạch Đằng có thể chia làm ba đoạn: 1 Niềm vui thích du ngoạn nhất là du ngoạn trên sông Bạch Đằng; 2 Thuật lại chiến công trên sông Bạch Đằng của cha ông xưa; 3 Bài học rút ra từ chiến công trên con sông này.
Trong một bài phú, thông thường tác giả hay hư cấu thêm một số nhân vật để đối đáp, tranh luận với mình. Điều đó góp phần làm cho bài phú sinh động hấp dẫn hơn, nhờ có sự đan xen của những câu đối thoại, những cầu bàn bạc: Khi thì bổ sung, khi thì bác bỏ ý kiến ban đầu. ở Bài phú sông Bạch Đằng có những nhân vật ., như: khách, ta, bô lão. Thực chất, đấy chính là sự phân thân của chính tác giả, trong một thủ pháp nghệ thuật của bài phú.
Trong văn chương trung đại, thiên nhiên được miêu tả khá nhiều. Các nhà văn, nhà thơ tìm đến thiên nhiên trong những tâm trạng khác nhau. Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đối với thiên nhiên để bày tỏ đạo lý thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi... ở Bài phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu đã tìm đến thiên nhiên trong một tâm trạng khác. Mở đầu bài phú, nhà thơ đưa người đọc vào một thế giới hùng vĩ, bao la của những Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt là những nơi “khách” đã từng đi qua khách, tỏ ra là một con người có tâm hồn phóng khoáng, tự do:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Đi nhiều, biết nhiều, nhưng trong thú tiêu dao, “khách” chi học có Tử Trường, tức là Tư Mã Thiên, nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc, từng chu du khắp đất Trung hoa rộng lớn trước khi viết bộ Sử kí bất hủ. Phải chăng “khách” nói đến Tử Trường để tỏ bày tâm hồn đồng điệu của mình với người xưa. Đi xa, đâu phải chỉ để tiêu dao, ngắm hoa vọng nguyệt, mà quan trọng hơn là tìm đến nơi cha ông ta đã lập chiến công to lớn đã làm vẻ vang cho lịch sử để chiêm ngưỡng, ngợi ca và suy ngẫm.
Điều này, chứng tỏ tư thế vị khách thật cao đẹp, chí khí thật, hào hùng. Người đọc có thể nhận thấy vẻ đẹp ấy trong chính lời kể đầy tự hào của khách. Khách nhắc tới nhiều địa danh quen thuộc trong sách vở Tàu, chúng cách xa nhau hàng ngàn dặm, làm sao có thể đi được trong một sớm, một chiều (Sớm gõ thuyền chừ Nguyên. Tương - Chiều Vân thăm chừ Vũ Huyệt - Cửu Giang, Ngủ Hồ - Tam Ngô, Bách Việt). Đấy chỉ là cách phô diễn ý tưởng có tính chất ước lệ mà thôi. Điều quan trọng là nó đã đưa đến cho người đọc ấn tượng khá rõ về những khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, góp phần thể hiện niềm ham thích tự do, phóng khoáng của nhân vật “khách”. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú, thực ra chỉ là sự chuẩn bị một không khí thích hợp trước khí đi vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử.
Ấn tượng đầu tiên mà Trương Hán Siêu đưa đến cho người đọc là sự bề thế rộng lớn và sức sống bền bỉ muôn đời của Bạch Đằng giang. Con sông này thật hùng vĩ, bởi rộng “bát ngát” và dài “muôn dặm”. Như vậy nó không những là đại giang và còn là trường giang (Bát ngát sóng kình muôn dặm), với bao lớp sóng lớn trùng điệp. Điều đáng lưu ý là ngoài vẻ thiêng liếng hùng vĩ, dòng Bạch Đằng còn có nét thật dịu dàng, duyên dáng và thơ mộng: những con thuyền nối đuôi nhau trôi bập bềnh trên sông; đã cuối thu rồi nên nước xanh, trời xanh; hai bên bờ lau lách xào xạc, đìu hiu...
Trước cảnh sông nước hùng vĩ và thơ mộng ấy, tác giả cảm thấy vui buồn lẫn lộn. Đây là chiến trường ác liệt xưa kia, ta thắng lớn, nhưng kể sao cho hết những hi sinh mất mát với bao “giáo gẫy, xương khô”. “Trời nước”, “lau lách” như gợi lại chuyện cũ, khiến người hôm nay không tránh khỏi động lòng tiếc nuối, xót thương cho bao “anh hùng” đã khuất, ở đoạn thơ này, ta thấy một nỗi buồn cao đẹp qua những câu thơ có ân hưởng trầm lắng, với điệu cảm khái:
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Sau này, Nguyễn Trãi khi thảm cảnh Bạch Đằng cũng có nỗi buồn tương tự. Trong bài Cửa biển Bạch Đằng, nhà thơ cũng thấy dáng núi dường như vẫn còn in dấu vết thất bại của kẻ thù, cũng bâng khuâng nhìn dòng nước trôi mà hoài cổ:
Ngạc chặt kình băm non lởm chởm;
Giáo chìm gươm gẫy bài tầng tầng
... Dòng trôi tìm bóng dạ bâng khuâng.
Tuy vậy, cảm hứng chính của Bài phú sông Bạch Đằng là sự ngợi ca chiến công oanh liệt của dân tộc ta trên dòng sông lịch sử này. Từ những câu thơ trữ tình ở đoạn trên, đến đoạn hai, tác giả chuyển sang những câu thơ tự sự, mượn lời các bô lão - những người đã từng chứng kiến và tham gia trận Bạch Đằng kể lại. Nếu như phần đầu là lời của khách thì đoạn hai là lời của các bô lão. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên. (Mặc dù, ai cũng biết dẫu lời của khách hay lời của các bô lão cũng chỉ là lời của tác giả). Các bô lão tiếp chuyện khách với tư cách đại diện cho nhân dân địa phương. Họ tôn kính khách và tự hào kể lại trận chiến năm xưa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: “Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” và “cũng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoàng Thao”. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả tạo được không khí trang nghiêm, đĩnh đạc làm nền cho việc miêu tả chiến trận ở phần tiếp theo.
Trận thuỷ chiến được khắc hoạ thật cô đọng, với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết:
Thuyền bè muôn đội
Tinh kì phấp phới.
Tì hổ ba quân
Giáo gươm, sáng chói.
…….Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổ.
Bằng cách ngắt nhịp nhanh, bằng lối đối ngẫu chặt chẽ, bằng một loạt hình ảnh nối lên sự mãnh liệt, hùng dũng... đoạn thơ vừa trích đã thể hiện được sinh động không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (“Trận đánh thư hùng chưa phân - chiến luỹ Bắc Nam chống đối”), có thể làm đổi thay cả vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).
Sau khi miêu tả thế trận giao tranh ác liệt, các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Kẻ địch thì có lực lượng hùng mạnh, lại thêm mưu kế gian xảo (“Tất Liệt thế cường “ Lưu Cung chước đối”). Và nhất là chúng có thừa sự kiêu ngạo của kẻ đã từng tung vó ngựa thôn tính nhiều quốc gia từ Á sang Âu: “Những tưởng tung roi một lần” là có thể: “Quét sạch Nam Bang bốn cõi”. Còn ta, trước hết, đây là cuộc chiến đấu chính nghĩa, vì chính nghĩa nên thuận với lẽ trời (“trời cũng chiều người”). Trong quan niệm của cha ông ta xưa, trời bao giờ cũng công minh, chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (“Trời đất cho nơi hiểm trở”), lại có người tổ chức lãnh đạo kiệt xuất với đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn. Do đó, địch thua nhục nhã và ta đã thắng vang dội. Nước sông “tuy chảy hoài” từ đó tới nay, trải bao tháng năm nhưng cái “nhục ấy vẫn không rửa nỗi”, ở đây, Trương Hán Siêu dẫn tích bên Tàu (Tào Tháo thua trận ở xích Bích; Bồ Kiên với hàng trăm vạn quân bị thất bại ở Hợp Phì) để nói về các trận đánh trên Bạch Đằng giang từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo. Các bô lão không nối nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng: “Tái tạo công lao “ Nghìn đời ca ngợi” cũng đủ cho người đọc cảm nhận một cách sâu sắc. tầm vóc to lớn của chiến thắng Bạch Đằng trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn gấm vóc của quân dân đời Trần. Điều đáng lưu ý, khi nói về quân địch, các bô lão nhấn mạnh vào sức mạnh vật chất của chúng, còn nói về phía ta, lại nhấn mạnh vào yếu tố tinh thần. Rõ ràng, lời các bô lão có ý nghĩa sâu sắc, chuẩn bị dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Lời bình này trở thành chân lí của muôn đời, sống mãi cùng Bạch Đằng giang hùng vĩ.
ở đây cũng như phần đầu, thời gian và không gian được tác giả thể hiện đan xen với nhau. Xưa và nay, không gian và thời gian dường như cũng được tái hiện làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu; và luôn sinh động hấp dẫn người đọc, Ngày nay, người ta thường gọi cách thể hiện này là nghệ thuật đồng hiện.
Tiếp theo lời các bô lão, khách cũng vui vẻ nối tiếp lời ca kết thúc bài phú. Lời của khách chính là phần tổng kết có chức năng bổ sung, đính chính những nhận định mà các bô lão đã trình bày ở trên (về nguyên nhân của chiến thắng), Với tâm trạng hân hoan, khách vừa đề cao công lao to lớn của các vị anh hùng đời Trần, vừa bày tỏ niềm tin vào sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng của đất nước, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới yếu tố “đức cao” của dân tộc, Sự nhìn nhận của khách về chiến thắng có chiều sâu triết lí. Sức mạnh của non sông đất nước không phải ở địa thế hiểm trở mà trước hết ở con người (“Giặc tan muôn thuở thanh bình - Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”).
Đây là một bài phú có bố cục chặt chẽ, nhịp điệu thay đổi linh hoạt phóng khoáng, lời văn cô đọng, dồi dào cảm xúc, khi thì xót thương nhớ tiếc, khi thì vui sướng tự hào. Tác giả lại rất giỏi phân thân thành những nhân vật khác nhau để vừa kể vừa phụ hoạ thêm... làm cho bài phú giàu chất thơ khiến người đọc xúc động tự hào về non sông đất nước hùng vĩ, về chiến công lừng lẫy và đường lối giữ nước tài tình của quân dân nhà Trần mà cũng là của dân tộc ta 7 thế kỉ trước.