Đề bài: Viết đoạn văn có câu chủ đề: Không ai muốn bị bắt nạt
Gợi ý:
Câu "Không ai muốn bị bắt nạt" là câu chủ đề của đoạn văn. Câu đó được đặt ở đầu đoạn hay cuối đoạn đều được, miễn là sắp xếp hợp lí. Phải viết làm sao nổi bật được chủ đề.
- Bài tập chỉ yêu cầu viết đoạn văn, nhưng phải đúng tính chất của kiểu bài nghị luận. Muốn vậy, cần biết dùng lí lẽ và bằng chứng để nêu ý kiến.
Không ai muốn bị bắt nạt và cũng không ai xứng đáng phải chịu sự bắt nạt. Bắt nạt là một tệ nạn cần phải xóa bỏ bởi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và xã hội. Để môi trường học đường luôn văn minh, tốt đẹp, mỗi người cần thay đổi nhận thức, gạt bỏ thái độ sống sai lệch, học cách trao đi yêu thương nhiều hơn. Đồng thời, hãy chăm chỉ rèn luyện đạo đức, tác phong lối sống chuẩn - chỉnh. Khi có mâu thuẫn, cần cùng nhau giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng. Bên cạnh đó, gia đình nên quan tâm, theo dõi con cái sát sao hơn. Cha mẹ có thể thường xuyên trò chuyện, tâm sự với con để nắm bắt tình hình tại trường lớp. Cuối cùng, nhà trường, thầy cô cần tăng cường giáo dục, định hướng cho các em học sinh các kĩ năng sống cần thiết.
Bài 1:
Cuộc sống này không ai muốn bị bắt nạt, ai cũng muốn được đối xử công bằng, bình đẳng. Đừng bắt nạt bất cứ một ai đó chỉ để thỏa mãn sự hiếu thắng, tự kiêu của bản thân mình. Người bị bắt nạt sẽ luôn tự ti, cho rằng mình thấp kém, yếu đuối nên mới bị bắt nạt như vậy. Bắt nạt người khác cũng chẳng thể khiến cho một người thể hiện được bản thân mạnh mẽ. Đó chỉ là hành động chứng tỏ sự ngu ngốc, hẹp hòi của một con người ích kỉ mà thôi. Còn những người bị bắt nạt, hãy tự rèn luyện sự tự tin cho mình. Khi bạn mạnh mẽ hơn họ, bạn hoàn toàn có thể bình tĩnh đáp trả lại những kẻ bắt nạt và khiến họ ở một vị trí yếu thế hơn bạn. Cuộc sống này vốn dĩ công bằng thuộc về tất cả mọi người. Sự đối xử công bằng sẽ giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Bài 2:
Bắt nạt là một hình thức của hành vi gây hấn biểu hiện bằng việc sử dụng vũ lực cưỡng ép người khác, đặc biệt là khi hành vi này là thường xuyên và liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực. Khi nhắc đến vấn đề này, chúng ta thường sẽ nghĩ đó là vấn đề của trẻ con. Nhưng trong thực tế, ngay cả người lớn cũng có thể bị bắt nạt. Với trẻ em, việc bắt nạt xảy ra ở môi trường học đường rất nhiều. Chỉ vì không thích bạn này, bạn kia không cho mình chơi cùng mà chúng có thể bắt nạt lẫn nhau. Với người lớn cũng vậy, đôi khi vì ghen tị với tài năng và ngoại hình của người khác mà bắt nạt. Việc bắt nạt gây ảnh hưởng rất xấu đến chúng ta, không chỉ ở thể xác mà cả tinh thần. Nhiều người bị bắt nạt thể khiến xác bị chấn thương, gây thương tật về sau. Có người vì ám ảnh bị bắt nạt mà trở nên thu mình, sợ xã hội, ảnh hưởng tâm lí. Vì một xã hội văn mình và lành mạnh, chúng ta nên chấm dứt những hành động bắt nạt. Không ai muốn bị bắt nạt.
Bài 3:
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.