Người xưa nhắc nhở chúng ta rằng: đối nhân xử thế ở đời cần phải biết lắng nghe người khác, thận trọng trong việc làm và lời nói, trầm lặng không khoe khoang bản thân là cách tốt nhất để giữ mình.
1. Lắng nghe là hàm dưỡng
Có câu nói rằng: “Sự trầm lặng khi lắng nghe có thể lay động lòng người hơn vạn lời nói”.
Trên thế giới này, cách nói chuyện thú vị nhất giữa con người là khi một người có thể nói thoải mái và người kia lắng nghe chăm chú. Lắng nghe là một loại hàm dưỡng và tôn trọng người khác, điều này có thể rút ngắn khoảng cách giữa mọi người với nhau.
2. Thận trọng là giáo dưỡng
Khi người khác bực bội, đừng chọc vào vết thương của họ; khi người khác thịnh vượng, đừng vạch trần khuyết điểm của họ trước mặt đám đông. Dù thân nhau đến đâu, chúng ta cũng nên nói năng thận trọng và kiềm chế, biết tiến và lùi một cách hợp lý.
Bạn phải biết rằng nói những điều vô nghĩa là khởi đầu của mọi rắc rối. Bởi lời đã nói ra thì khó mà rút lại được. Nếu bạn không thể im lặng và không lựa chọn những gì bạn nói, bạn sẽ chỉ tự chuốc lấy rắc rối và làm hại chính mình và người khác. Biết cách dừng lại đúng lúc là giáo dưỡng tốt nhất mà một người có thể có được.
3. Trầm lặng là tu dưỡng
Tục ngữ có câu: “Thủy thâm bất ngữ, nhân ổn bất ngôn”, ý muốn nói nước dù sâu tới đâu, nó trước giờ chưa từng thanh minh, con người tự đi khám phá; người làm việc chín chắn, trầm ổn, trước giờ không khoe khoang mình lợi hại ra sao.
Tranh cãi một cách mù quáng với người khác sẽ không chỉ làm phiền người khác mà còn làm phiền chính bạn, cho đến khi bạn làm tổn thương người khác và chính mình. Vậy nên trầm lặng là cách tốt nhất để một người giữ được phẩm giá của mình.