Trả lời câu hỏi: Bài 2 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - Tự nhiên xã hội 3 Kết nối

Thứ sáu - 20/12/2024 11:01
Trả lời câu hỏi và bài tập: Bài 2 Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà - Tự nhiên xã hội 3 Kết nối tri thức với cuộc sống
Hoạt động khởi động (trang 12) 
Em đã nhìn thấy cháy nhà chưa? Ở đâu?
Trả lời:
Em chưa nhìn thấy cháy nhà ở thực tế, nhưng em đã thấy trên ti vi. Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy nhà đó là do chập điện.
 
Hoạt động khám phá (trang 12, 13) 
Câu 1 trang 12:  
Quan sát hình và cho biết:
Điều gì có thể xảy ra trong mỗi hình?
Những nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?
 

 
Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà.
 
Trả lời:
-  Trong mỗi hình Điều có thể xảy ra đó là: Cháy nhà.
- Những nguyên nhân dẫn đến cháy nhà:
+ Hình 1: cháy nhà cho không cẩn thận đối với những vật dễ bén lửa (đốt lửa gần cây rơm).
+ Hình 2: chập điện.
+ Hình 3: chập điện do vừa sạc vừa chơi điện thoại.
+ Hình 4: cháy nhà cho nghịch lửa.
- Những nguyên nhân khác có thể gây cháy nhà:
+ Tàn thuốc lá
+ Các vật, chất dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, hóa chất,…
+ Không cẩn thận trong sử dụng thiết bị điện.
+ ….
 
Câu 2 trang 12:  
Nêu những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hoả hoạn.
 

 
Trả lời:
Những thiệt hại có thể xảy ra về người và tài sản do hoả hoạn:
- Thiệt hại về người:
+ Tổn hại về tính mạng
+ Bị thương
+….
- Thiệt hại về tài sản:
+ Tài sản bị thiêu rụi
+ Nhà cửa bị cháy
+ …
 
Câu 3 trang 13: 
Mọi người trong hình đang làm gì? Nêu nhận xét của em về các cách ứng xử của mọi người trong hình đó.
 

 
Trả lời:
- Hành động của mọi người trong tranh là:
+ Tranh 1: Các học sinh đang tìm lối thoát hiểm bằng cầu thang bộ.
+ Tranh 2: Hai mẹ con đang cầu cứu.
+ Tranh 3: Mọi người đang gọi 114.
+ Tranh 4: Cậu bé đang dập lửa bằng nước.
- Nhận xét về cách ứng xử:
+ Tranh 1: Cách ứng xử của bạn rất đúng. Vì khi xảy ra hỏa hoạn không nên sử dụng thang máy.
+ Tranh 2: Cách ứng xử của người mẹ rất hợp lý. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu để nhận được sự giúp đỡ.
+ Tranh 3: Cách ứng xử của mọi người rất đúng. Khi xảy ra hỏa hoạn cần kêu cứu và gọi 114 để nhận được sự giúp đỡ.
+ Tranh 4: Cách ứng xử của cậu bé là không nên. Vì cậu còn bé, dập nước như vậy rất nguy hiểm. Cần thông báo cho người lớn để tìm hướng xử lí.
 
Hoạt động luyện tập (trang 13, 14) 
Câu 1 trang 13:  
Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy trong nhà em theo gợi ý sau:
 
Trả lời:
 

 
Câu 2 trang 14:  
Em và các bạn đang chơi ở nhà, bỗng trong bếp phát cháy, em sẽ làm gì?
Hãy trao đổi và đưa ra cách xử lí.
Thực hành.
 

 
Trả lời:
- Cách xử lí:
+ Thoát hiểm bằng cầu thang bộ. Không thoát hiểm bằng thang máy.
+ Chạy ra ban công kêu cứu để mọi người giúp đỡ, gọi 114.
+ Dùng khăn ướt thấm nước bịt mồm và mũi.
- Học sinh thực hành xử lí tình huống.
 
Câu 3 trang 14: 
 Sau khi thực hành, em hãy:
- Nhận xét cách xử lí của các bạn.
- Đề xuất cách xử lí khác để đảm bảo an toàn.
 
Trả lời:
Một số cách xử lí khi có cháy để đảm bảo an toàn:
- Bình tĩnh khi gặp đám cháy và báo cho người lớn biết. 
- Di chuyển ra khỏi đám cháy bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. 
- Trong trường hợp quần áo bị bén lửa thì dừng lại, nằm xuống và lăn người qua lại hoặc lăn tròn để làm tắt ngọn lửa. 
- Sử dụng bình chữa cháy để làm giảm sự lan ra của vị trí cháy. 

Hoạt động vận dụng (trang 15) 
Câu 1 trang 15:
 
 Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau?
 

 
Trả lời:
Nếu là bạn nhỏ trong tình huống trên em sẽ ngay lập thoát khỏi ra khu vực nhà bếp, tìm cách thông báo cho bố mẹ hoặc người lớn để xem xét tình hình và tìm ra cách xử lí phù hợp. 

Câu 1 trang 15: 
 Nói với người lớn những việc nên làm hoặc không nên làm để phòng tránh cháy nhà.
 

 
Trả lời:
- Những việc nên làm: 
+ Không đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa. 
+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến. 
+ Không đặt máy sấy tóc trên các vật dễ cháy (đệm, giấy, gỗ). 
+ Không cắm nhiều thiết bị điện trên một ổ điện. 
+ …
- Những việc không nên làm:
+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần nhau. 
+ Để các thiết bị điện, vật, chất dễ bắt lửa gần tầm với của trẻ em. 
+ Cắm nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ điện. 
+ Không tắt các thiết bị điện khi không sử dụng đến. 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bài học mới

Bài học trước

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây