Thông tin đề thi

Bài thi đánh giá năng lực môn Ngữ văn năm 2025

  • : 10
  • : 10 phút
Bài thi đánh giá năng lực xét tuyến Đại học hệ chính quy năm 2025 Môn: Ngữ văn Phần trắc nghiệm

Đọc văn bản 1 và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5.
VĂN BẢN 1
Vậy cái đẹp trong khoa học là gì? Trước hết đó chính là vẻ đẹp vật chất của thế giới, nó đập ngay vào mắt chúng ta và làm chúng ta choáng ngợp. Như Mặt Trời không phải chi là nguồn sống, là ánh sáng và năng lượng; nó còn là nguồn của sự lộng lẫy và kinh ngạc. Khi đùa giỡn với bụi nước, với các phân tử khí và các tinh thể băng, khi phản xạ trên bề mặt các hạt bụi, cây cối, núi non. Khi soi mình trên mặt nước đại dương và ao hồ, hay khi luồn lách giữa các đám mây, trong sương mù, Mặt Trời của chúng ta đã tạo ra những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, làm dịu trái tim và an ủi tâm hồn. Một vẻ đẹp thường xuyên an ủi và đôi khi thậm chí còn cứu rỗi chúng ta.

Thế giới không “bắt buộc” phải đẹp, nhưng nó thực sự là như thế. Chúng ta sống trong một thế giới đầy những kì quan quang học, và bầu trời là một bức tranh hoành tráng nơi màu sắc và ánh sáng tác động và phô diễn một cách bất ngờ nhất. Bạn không thể không ấn tượng với cầu vồng - cái vòng cung đa sắc khổng lồ xuất hiện giữa những giọt nước mưa ở cuối một trận mưa dông, sự hài hoà về sắc màu và sự hoàn hảo của các cung tròn đã tạo nên cây cầu nối giữa hai bờ thơ ca và khoa học, khiến người ta phải khâm phục và sùng kính. Rồi cảnh hoàng hôn, một lễ hội của sắc vàng, cam và đỏ chiếu rọi bầu trời ngay trước khi vang dương biến mất dưới chân trời. Khi chúng ta buồn, đôi khi chỉ cần nhìn bầu trời xanh, đầy nắng không một gợn mây cũng đủ để vơi bớt nồi muộn phiền. Những cảnh cực quang, khi ánh sáng bị khuếch tán với những sắc màu, hình dạng và chuyển động biến hoá dường như vô tận, mà chúng ta chỉ quan sát thấy ở những vùng vĩ độ cao, quả là một cảnh tượng thần kì khiến ta phải nghẹt thở. Chúng ta sống trong một thế giới cực kì phong phú và đa dạng, với một thiên nhiên không ngừng tự do sáng tạo và đổi mới.

Trong các chuyến đi thường xuyên tới các đài thiên văn ở khắp nơi trên thế giới, tôi luôn kinh ngạc trước những rừng xương rồng trong môi trường khô cằn hoang dã và uy nghi của sa mạc Arizona, nơi có đài thiên văn Kitt Peak, hay sự hùng vĩ của dãy Andes ở Chilê nơi đặt đài thiên văn Nam Âu. Do không thể cạn kiệt, sự tráng lệ của tự nhiên không bao giờ làm tôi hờ hững.
(Trích Vũ trụ và hoa sen, Trịnh Xuân Thuận, NXB Tri Thức, 2018, tr. 147-149) 

Câu 1: Theo tác giả, vì sao vẻ đẹp của thiên nhiên có thể cứu rỗi con người?

Câu 2: Đ làm sáng tỏ nhận định thế giới đy những kì quan quang học, tác giả dùng những bằng chứng nào sau đây?

Câu 3: Phương án nào sau đây nêu đúng về giọng điệu nghị luận trong đoạn văn thứ hai?

Câu 4: Yếu tố miêu t được sử dụng trong văn bản trên nhằm mục đích nào sau đây?

Câu 5: Nhận định nào sau đây phù hợp với quan đim của tác gi về cái đẹp trong khoa học?

Đọc văn bản 2 và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 10.
VĂN BẢN 2

Các ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính được dùng để thể hiện cùng những suy nghĩ phức tạp như những người không bị khiếm thính muốn thể hiện thông qua việc nói và viết. Các ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính có vài nghìn kí hiệu có thê sử dụng theo một chuỗi, thực hiện vai trò của các câu trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Và khi ta thấy người ra kí hiệu trên tivi thì chính là họ dang dịch những lời họ nghe được thành ngôn ngữ kí hiệu - và họ làm việc đó cực nhanh.

Có hai điều rất quan trọng cần phải nhớ về ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính. Thứ nhất, người khiếm thính không chỉ lấy từ ngữ trong ngôn ngữ nói và dịch chúng thành các kí hiệu. [...] Các kí hiệu cũng không cần phải xuất hiện theo trình tự nhất định như vậy. Đôi khi chúng bám theo trình tự từ trong câu tiếng Anh, nhưng đôi khi lại không. Cách ra dấu thông dụng cho câu “Bạn tên là gì?” bằng ngôn ngữ kí hiệu Anh là: “tên của bạn + gì” cùng với một biểu cảm băn khoăn trên gương mặt như nhướng lông mày. Điều thứ hai cần nhớ về ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính là chúng rất khác nhau. Cũng giống như ta không thể mong chờ rằng người chỉ nói tiếng Anh lại hiểu được tiếng Trung Quốc, ta không thể mong chờ người chỉ biết ngôn ngữ kí hiệu Anh lại hiểu ngôn ngữ kí hiệu Trung Quốc. Và đáng ngạc nhiên thay, ta cũng không thể mong chờ rằng người chỉ biết ngôn ngữ kí hiệu Anh lại hiểu được ngôn ngừ kí hiệu Mĩ. Hai ngôn ngữ kí hiệu này đã phát triển theo hai hướng rất khác biệt suốt hơn 200 năm qua. Có một sổ kí hiệu tương đồng trong hai hệ thống nhưng điều đó không đủ để khiến người dùng ngôn ngữ này hiểu được ngôn ngữ kí hiệu của người kia.[....]

Tất cả những khái niệm quan trọng mà ta dùng đến trong việc nghiên cứu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cũng vẫn cần thiết khi ta nói đến ngôn ngữ kí hiệu. Ví dụ, ta sẽ thấy có các phương ngữ khác nhau. Người khiếm thính ở một vùng này sẽ có vài kí hiệu khác với người khiếm thính ở vùng khá[...] Ví dụ, kí hiệu cho “bố”, là gập thẳng bốn ngón tay vào lòng bàn tay, như hình vẽ bên trái hoặc khum các ngón như hình bên phải:

  
Tất cả những điều này đều dẫn đến một nhận định: Không bao giờ nên coi kí hiệu khiếm thính chỉ là những cử chi đơn giản. Ngôn ngữ kí hiệu thực sự phức tạp, hữu dụng, và đẹp như bất kì ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết nào.
(Theo David Crystal, Câu chuyện ngôn ngữ, Phạm Minh Điệp dịch, NXB Thế giới và Nhã Nam, 2022, tr. 150-154)

Câu 6: Theo tác giả, vì sao ngôn ngữ kí hiệu diễn đạt dược những suy nghĩ phức tạp như ngôn ngữ nói và viết?

Câu 7: Ví dụ về câu Bạn tên là gì? làm rõ đặc điếm nào sau đây của ngôn ngữ kí hiệu?

Câu 8: Hình minh hoạ kí hiệu bố bổ sung cho ý nào sau đây trong văn bn trên?

Câu 9: Nhan đề nào sau đây phù hợp với nội dung văn bản trên?

Câu 10: Nhận định nào sau đây về ngôn ngừ kí hiệu phù hợp với nội dung của văn bn trên?

  Ý kiến bạn đọc

  • Xuân Trường
    Lần đầu thử đánh giá năng lực của mình đến đâu!
      Xuân Trường   29/11/2024 09:24
    • @Xuân Trường vậy không có năng lực thì ko được học à
        lâm hùng   30/11/2024 22:50

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây