Thông tin đề thi

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025

  • : 18
  • : 20 phút
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2025. Phần trắc nghiệm. Xem đáp án sau khi hoàn thành bài thi.

Câu 1: Trong cơ thể sinh vật, các protein được cấu tạo từ hàng trăm đến hàng nghìn amino acid. Các amino acid trong chuỗi protein được liên kết với nhau bằng loại liên kết hóa học nào để tạo thành chuỗi polypeptide bền vững?

Câu 2: Hình 1 mô tả một cặp tế bào sinh trứng và sinh tinh cùng loài đang giảm phân. Biết rằng tế bào sinh trứng có một cặp nhiễm sắc thể (NST) không phân li trong giảm phân I, tế bào sinh tinh giảm phân bình thường. Hợp tử được hình thành do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử này có thể mang bao NST?

cap te bao
 

Câu 3: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho cây thủy sinh vào trong hai bình kín:
Bình A: có nước và khí carbon dioxide (CO₂).
Bình B: có nước tinh khiết không chứa CO₂.
Sau vài giờ chiếu sáng, chỉ bình A xuất hiện bọt khí trên lá cây.
Nhận định nào sau đây đúng về thí nghiệm trên?

Câu 4: Khi nói về đặc điểm của mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?

Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Hình 2 thể hiện cây phát sinh chủng loại gồm các nhóm sinh vật thuộc các nhánh khác nhau.
cay phat sinh chung loai

Câu 5: Phát biểu nào sau đây thể hiện đúng bản chất của cây phát sinh chủng loại?

Câu 6:

Một học sinh đưa ra một số nhận định về mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật như sau:
1. Nhóm động vật có tổ tiên chung gần với nấm và thực vật hơn so với nhóm vi khuẩn.
2. Vi khuẩn và vi sinh vật cổ có tổ tiên chung nhưng phân nhánh sớm nhất.
3. Động vật và thực vật không thể có gene tương đồng vì thuộc hai nhánh khác nhau.
4. Các nhóm sinh vật nhân thực (nấm, thực vật, động vật) có tổ tiên chung gần nhau hơn so với vi khuẩn.
Những nhận định nào sau đây là đúng?

Câu 7:

Tại quần đảo Galápagos, loài chim sẻ (Geospiza fortis) có kích thước mỏ thay đổi, phù hợp với loại hạt cây mà chúng sử dụng làm thức ăn. Năm 1977, một đợt hạn hán kéo dài đã làm phần lớn cây có hạt nhỏ bị chết, khiến nhiều chim sẻ mỏ nhỏ không thể sống sót. Sau sự kiện này, kích thước mỏ trung bình của quần thể chim tăng từ 9,4 mm (năm 1976) lên 10,2 mm (năm 1978). Dưới đây là một số sự kiện liên quan:
1. Xuất hiện quần thể chim có kích thước mỏ lớn hơn (trung bình 10,2 mm).
2. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các cá thể có mỏ nhỏ sống sót kém và sinh sản ít; trong khi đó, các cá thể có mỏ lớn sống sót và sinh sản nhiều hơn.
3. Qua quá trình sinh sản, các allele đột biến được lan truyền trong quần thể và biểu hiện thành các kiểu hình mới.
4. Trong quần thể ban đầu đã xuất hiện các allele đột biến quy định kích thước mỏ khác nhau.
Trình tự đúng của các sự kiện diễn ra trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi về kích thước mỏ của chim sẻ Geospiza fortis là:

Câu 8:

Trong một thí nghiệm mô phỏng điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất (gồm CH₄, NH₃, H₂ và H₂O), người ta thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản như amino acid sau khi cho phóng điện để giả lập sấm sét trong khí quyển nguyên thủy. Điều này giúp chứng minh giả thuyết nào sau đây về giai đoạn tiến hóa hóa học?

Câu 9: Một người phụ nữ mắc một bệnh di truyền do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường kết hôn với một người đàn ông không mang allele bệnh. Họ có hai con trai và một con gái, trong đó một người con trai bị bệnh, hai người con còn lại bình thường. Phả hệ nào sau đây phù hợp nhất với thông tin đã cho?
ghi chu 1

Câu 10: Trong thí nghiệm lai giữa cây cải bắp (2n = 18) và cây cải củ (2n = 18), hầu hết con lai khác loài được tạo ra đều bị bất thụ, nhưng một số ít cây có khả năng sinh sản do đột biến làm tăng gấp đôi số lượng nhiễm sắc thể, tạo thành loài mới. Phát biểu nào sau đây Sai?

Câu 11: Hình 3 mô tả một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng ở vùng nhiệt đới.

luoi thuc an
Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này?

Câu 12: Trong một khu rừng rậm nhiệt đới, chim sáo thường đậu trên lưng trâu rừng để bắt các loài ký sinh như ve, bọ... Trong khi chim sáo có thức ăn, trâu rừng lại được làm sạch da. Mối quan hệ sinh thái giữa chim sáo và trâu rừng là

Câu 13:

quy trinh tao plasmid

Các nhà khoa học có thể tạo ra DNA tái tổ hợp bằng cách kết hợp một gene có lợi từ tế bào người với plasmid của vi khuẩn. Kỹ thuật này được ứng dụng trong sản xuất insulin, hormone tăng trưởng, vaccine. Hình 4 mô tả các bước cơ bản trong quy trình tạo plasmid tái tổ hợp mang gene người bằng kỹ thuật di truyền. Cho các bước sau:
1. Sử dụng enzyme ligase để nối gene người vào plasmid đã cắt.
2. Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn.
3. Tách plasmid ra khỏi tế bào vi khuẩn.
4. Cắt gene người và plasmid bằng enzyme giới hạn.
5. Tách DNA chứa gene mong muốn từ tế bào người.
Trình tự đúng của các bước tạo plasmid tái tổ hợp là:

Câu 14: Phenylketonuria (PKU) là một rối loạn di truyền do đột biến gene PAH nằm trên nhiễm sắc thể thường, gây thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase, dẫn đến tích tụ phenylalanine trong cơ thể. Bệnh nhân PKU nếu không được điều trị có thể bị tổn thương não nghiêm trọng. Một cặp vợ chồng đều không biểu hiện triệu chứng PKU, nhưng có một đứa con đầu lòng mắc bệnh. Trong trường hợp này, tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp cho cặp vợ chồng khi dự định sinh thêm con?

Câu 15: Nhiều giống cây trồng ở Việt Nam đã được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính, mang lại năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng nông sản vượt trội. Theo tài liệu, giống ngô lai VN116 cho năng suất tới 92,5 tạ/ha; giống mía lai PH1 cho năng suất và chất lượng cao; giống cao su CNS 831 là kết quả lai giữa dòng Vàng và Kim Tuyến; còn giống lúa thơm ST25 có hương vị đặc biệt, từng đạt giải "Gạo ngon nhất thế giới". Đặc điểm nào dưới đây không đúng với giống cây trồng được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính?

Câu 16: Hình 5 mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

dot bien nst
Dạng đột biến này được gọi là

Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và 18: Rừng tự nhiên có vai trò quan trọng trong bảo vệ đất, điều hòa dòng chảy và giảm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, nhiều khu vực rừng đầu nguồn hiện nay đang bị suy giảm do hoạt động khai thác của con người. Tại một khu vực thượng nguồn bị chặt phá, các nhà khoa học đã khoanh vùng bảo vệ để phục hồi rừng tự nhiên và nghiên cứu diễn thế sinh thái. Hình 6 mô tả sự thay đổi sinh khối thực vật (g/m²) và lượng nitrogen mất đi (g/m²) tại khu vực thí nghiệm trong 5 năm sau khi được bảo vệ. Từ kết quả thu được, các nhà nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa sự phát triển thảm thực vật và khả năng hạn chế ô nhiễm nitrogen ở vùng hạ lưu, đồng thời đề xuất những giải pháp phù hợp để phục hồi và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng.
bieu do 1

Câu 17: Nhận định nào sau đây là đúng?

Câu 18: Giải pháp nào sau đây không phù hợp với mục tiêu phục hồi rừng và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước?

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây