Nêu và giải thích các đặc điểm của hài kịch, qua đó nếu một dẫn chứng rút ra từ văn bản đã học
Bài Trắc Nghiệm
2025-01-11T08:30:33-05:00
2025-01-11T08:30:33-05:00
https://baitracnghiem.com/lesson/ngu-van/neu-va-giai-thich-cac-dac-diem-cua-hai-kich-qua-do-neu-mot-dan-chung-rut-ra-tu-van-ban-da-hoc-109.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Bài trắc nghiệm miễn phí
https://baitracnghiem.com/uploads/bai-trac-nghiem.png
Thứ bảy - 11/01/2025 08:28
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
1. Các đặc điểm của hài kịch:
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.
Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, củ chỉ... ) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công - phản công: thăm dò - lảng tránh; chất vấn - chối cãi, thuyết phục - phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin - từ chối,... Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Xung đột kịch thường này sinh đựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,.... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cải thấp kém.
Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân. (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.
Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giá biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý vẻ cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
2. Trong văn bản "Thuyền trưởng tàu viễn dương"
- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.
- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Anh Hưng là người lái tàu chở phân được ông nha kêu giả làm thuyền trưởng tàu viễn dương...
- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.
- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói xáo rỗng, giả dối, lố bịch.