Hướng dẫn dạy Bài 1: Những ngày hè tươi đẹp, Tiếng Việt 4 Chân trời

Thứ bảy - 30/11/2024 09:55
Chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” hướng đến việc hình thành ở HS các phẩm chất đoàn kết, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm: nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm học lớp Ba, sẵn sàng tâm thế để bắt đầu giai đoạn học tập mới. Từ đó, các em ý thức hơn trong học tập và rèn luyện: có ý thức tự trang bị một số kĩ năng hỗ trợ việc học tập; biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân; ý thức hơn về trách nhiệm của HS với trường, lớp,...
Hướng dẫn dạy Bài 1: Những ngày hè tươi đẹp, Tiếng Việt 4 Chân trời
Chủ điểm 1. TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ
(Tuần 1 – 2 – 3 – 4)
BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP
(tiết 1 - 4, SHS, tr. 10 - 14)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Chia sẻ được về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kỉ niệm đẹp của bạn nhỏ với người thân, bạn bè,... ở quê trong ngày chia tay để trở lại thành phổ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Những lời nói, việc làm cho thấy các bạn đã lớn, đã biết thể hiện tình câm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
3. Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ.
4. Nhận diện được bài văn kể chuyện; xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện đã đọc.
5. Ghi lại được một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh hoặc ảnh chụp một số món quà để thực hiện hoạt động khởi động. GV yêu cầu HS mang tới lớp một món quà em muốn chia sẻ(nếu có).
- Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,... (nếu có).
- Bảng phụ ghi đoạn 3.
- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS choi trò choi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1 + 2
A. KHỞI ĐỘNG
- HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. (Gợi ý: Khuyên thiếu nhi biết làm những việc vừa sức, phù họp với lứa tuổi; biết đoàn kết, yêu thương, quan tâm, chia sẻ, chú ý đến cảm xúc của bạn bè, người thân; ý thức hơn về trách nhiệm của HS với trường, lóp,...)
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân (có thể kết hợp sử dụng vật thật hoặc ảnh chụp đã chuẩn bị từ trước) -> Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh -> Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Những ngày hè tươi đẹp”.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
Những ngày hè tươi đẹp
1.1. Luyện đọc thành tiếng
+ HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc phàn biệt giọng nhân vật: giọng người dan chuyện thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, từ ngữ gọi tên các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa).
+ HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: lớn tướng, bịn rịn,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
Sau cùng là Tuyết, nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn/ để nhớ /mà về chơi với nhau
Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập họp sách/ để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng;//;...
+ HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “trôi nhanh quá”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “ra đầu ngõ”.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “ở đình làng”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
(Tuỳ thuộc vào nũng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)

1.2. Luyện đọc hiểu
+ HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: cô chọi gà (Cỏ gà, còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, là loại cỏ có thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng. Đặc biệt, thân cỏ thường có nốt sần do những bẹ lá tạo thành. Trẻ em thường chơi chọi cỏ gà bằng cách “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như “gà” thua.), đường thơm (ý nói đường thơm hương lúa chín, hương hoa cỏ ở làng quê), tưởng tượng (tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có hoặc chưa có ở trước mắt),...
+ HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. Gợi ý:
+ Câu 1: Kết thúc kì nghỉ hè ở quê, bạn nhỏ tiếc những ngày hè trôi qua nhanh quá.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy ông bà và cô làm rất yêu quý con cháu: ông bà ôm bạn nhỏ hẹn mùa hè sau lại về, cô Lâm hẹn về dự đám cưới cô; ông bà và cô Lâm bịn rịn tiễn ra đầu ngõ.
+ Câu 3: Điệp tặng cây cỏ chọi gà, Văn tặng hòn bi ve, Lê tặng hòn đá hình siêu nhân, Tuyết tặng chồng bánh đa chưa nướng. Những món quà ấy thể hiện tình cảm yêu quý, cùng sự lưu luyến, mong gặp lại của các bạn đối với bạn nhỏ.
+ Câu 4: Trước khi trở lại thành phổ, bạn nhỏ hứa sẽ tập hợp sách gửi về làm tủ sách ở đình làng. Việc làm đó giúp các bạn nhỏ ở làng có thêm một nơi đọc sách, giao lưu, sinh hoạt,...
+ Câu 5, 6: Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1 -> rút ra ý đoạn 1: Cảm xúc của bạn nhỏ khi mùa hè khép lại.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 2 -> rút ra ý đoạn 2: Tình cảm của ông bà và cô Làm dành cho con cháu.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3, 4 -> rút ra ý đoạn 3: Tình cảm giữa bạn nhỏ với những người bạn ở quê.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 5 -> rút ra ý đoạn 4: Cảm xúc của bạn nhỏ trên đường trở lại phố -> rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
+ HS trả lời câu hỏi 6.

1.3. Luyện đọc lại
- HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này (Gợi ý: giọng thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ gọi tên và chỉ đặc điểm của các món quà; giọng Điệp thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa):
Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến.// Đứa nào cũng cầm trên tay/ một thứ gì đó.//
- Cậu tặng chúng tớ/ cuốn “Từ điển tiếng Việt rồi,/đây là quà, / để cậu nhớ về chúng tớ. Diệp nói thế,/sau khi chia cho tớ cây cỏ chọi gà/lớn chưa từng thấy.//
Văn cho tớ/ hòn bi ve đẹp nhất,/quý nhất của nó. Lê cho tớ /hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật. Sau cùng là Tuyết,/ nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng,/dặn lên phổ nướng ăn/ để nhớ mà về chơi với nhau.
Tớ chào các bạn/ và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách để gửi về/ làm tủ sách ở đình làng.//
- HS luyện đọc câu nói của Điệp: giọng đọc thể hiện tình cảm lưu luyến, không muốn rời xa.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.

TIẾT 3
2. Luyện từ và câu
Danh từ
2.1. Hình thành khái niệm danh từ
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS tìm từ theo nhóm 3: Mỗi HS tìm từ thuộc 2 nhóm.
(Đáp án: Từ chỉ người: ông, bổ, chú; Từ chỉ sự vật: tay /bàn tay đôi bàn tay, thơ, cây, tàu, tóc/ chân tóc, cát/ bãi cát, dừa, biển, trăng; Từ chỉ thời gian: chiều, tối, đêm; Từ chỉ hiện tượng tự nhiên: sóng, gió.)
Lưu ý:
- Theo CT 2018, khi dạy học các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ: không bắt buộc HS nhận diện danh từ đơn vị, danh từ sự vật, danh từ khái niệm; động từ hoạt động, động từ trạng thái,... như CT và SGK trước đây. Vì vậy, ở SGV này, phần đáp án cho những BT có thể chấp nhận hai kết quả trở lên sẽ được trình bày theo hình thức: phương án điển hình nhất -> dấu gạch chéo -> phương án tiếp theo... Bên cạnh đó có thể kèm theo những lưu ý, nếu cần.
- Như vừa nêu trên, CT 2018 không dạy danh từ khái niệm, vì vậy, việc HS tìm hay không tìm từ “thơ” đều không đánh giá đúng sai.
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ, dán kết quả vào bảng nhóm.
- 1 - 2 nhóm HS chữa bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động, rút ra những điều cần ghi nhớ về danh từ.
- 1 - 2 HS nhắc lại ghi nhớ.

2.2. Nhận diện danh từ
- HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc đoạn văn.
- HS làm vào VBT: Viết 5-7 danh từ có trong đoạn văn.
(Đáp án: đồng cánh đồng, gió, nắng, xóm, kênh con kênh, không gian, hương/ mùi hương, súng/ bông súng, đìa, tiếng, chim tu hú, bầy, cá, váng, bèo/ váng bèo, bờ, vườn bờ vườn, ao, gà/ bầy gà, vịt ta/ bầy vịt ta, mồi, sậy/ rào sậy.)
Lưu ý: + Đìa: chỗ trũng nhỏ ở giữa đồng, có bờ để giữ nước và cá.
+ Với HS tiểu học, do không dạy danh từ chỉ đơn vị và một số tiểu loại khác nên chấp nhận các ngữ bờ vườn, bầy gà,... là một từ.
- 1 - 2 HS chữa bài trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.3. Đặt câu với danh từ cho trước
- HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HS đặt câu trong cặp hoặc nhóm nhỏ.
- HS viết câu vào VBT.
- HS chữa bài bằng cách chơi Chuyền hoa.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

TIẾT 4
3. Viết
Bài văn kể chuyện
3.1. Nhận diện bài văn kể chuyện
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc bài văn.
- HS đọc yêu cầu BT 1a, trao đổi theo nhóm để xác định cấu tạo bài văn kể chuyện.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ kết quả:
+ Phần giới thiệu câu chuyện: “từ đầu đến “câu chuyện “Tích Chu”.
+ Phần kể lại nội dung của câu chuyện:
• Mở đầu câu chuyện: Từ “Chuyện kể về “đến” chỉ mải rong chơi “.
• Diễn biến câu chuyện: Từ “Lần đó” đến “mang về “.
• Kết thúc câu chuyện: Từ “Được uống nước” đến “chăm sóc bà”.
+ Phần nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện: Từ “Câu chuyện bà kể “ đến hết.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT 1b, trao đổi theo nhóm đôi để xác định các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện và kết quả của các sự việc.
- Sự việc 1: Bà bị ốm nhưng không có ai chăm sóc. -> Kết quả: Bà biến thành chim.
- Sự việc 2: Tích Chu biết chuyện, đi tìm, tha thiết gọi. Kết quả: -> Chim vẫn vỗ cánh bay đi.
- Sự việc 3: Tích Chu gặp bà tiên. -> Kết quả: Bà tiên chỉ đường cho Tích Chu đi tìm nước suối tiên.
- Sự việc 4: Tích Chu vất vả đi tìm nước suối tiên. -> Kết quả: Tích Chu tìm được nước suối tiên mang về.
- 1 - 2 cặp HS chia sẻ kết quả.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT 1c, xác định trình tự các sự việc ở phần diễn biến của câu chuyện. (Gợi ý: Sự việc nào diễn ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau.)
- HS nghe bạn và GV nhận xét.

3.2. Rút ra ghi nhớ về cấu tạo bài văn kể chuyện
- HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi của GV:
+ Theo em, bài văn kể chuyện thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?
-> HS nghe GV rút ra cấu tạo của bài văn kể chuyện: Bài văn kể chuyện thường gồm ba phần:
• Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
• Thân bài: Kể lại các sự việc của câu chuyện.
• Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện.
+ Em có thể kể lại câu chuyện theo trình tự nào?
- > HS nghe GV rút ra trình tự kể: Câu chuyện “Tích Chu” được kể theo trình tự: sự việc nào diễn ra trước -> kể trước, sự việc nào diễn ra sau -> kể sau, được gọi là trình tự thời gian. Ngoài ra, đối với một số câu chuyện, có thể kể theo trình tự không gian, tức là kể lại các sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống diễn ra. Thông thường, mỗi sự việc có thể kể lại bằng một đoạn văn.
- HS rút ra ghi nhớ.
- 1 - 2 HS đọc lại ghi nhớ.

3.3. Luyện tập xác định cẩu tạo bài văn kể chuyện
- HS đọc bài văn kể lại câu chuyện về lòng nhân hậu.
- HS xác định yêu cầu BT 2a, trao đổi theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, xác định phần mở bài, thân bài, kết bài.
(Gợi ý:
- Mở bài: Từ đầu đến “ấn tượng sâu sắc “.
- Thân bài: Từ “Câu chuyện kể về “đến “từ ông lão “.
- Kết bài: Từ “Câu chuyện đã kết thúc “đến hết.)
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu BT 2b, trao đổi theo nhóm đôi, xác định các sự việc chính và kết quả của mỗi sự việc.
(Gợi ý:
- Sự việc 1: Cậu bé gặp ông lão ăn xin đang Cầu xin cứu giúp trên pho. Kết quả:
Cậu bé thương cảm và muốn giúp ông lão.
- Sự việc 2: Cậu bé không tìm được gì để cho ông lão. -> Kết quả: Cậu bé xin lỗi ông lão vì không giúp được.
- Sự việc 3: Ông lão cảm ơn vì đã nhận được tấm lòng của cậu bé. -> Kết quả: Cậu bé cảm thấy vui vì hiểu ra mình đã làm được việc tốt.)
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- HS làm bài vào VBT.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. VẬN DỤNG
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất.
- HS nhớ lại kỉ niệm mùa hè của em dựa vào một vài gợi ý của GV:
+ Vào mùa hè, em thường đi đâu, làm gì? Cùng với những ai?
+ Em nhớ nhất nơi nào đã đến hoặc việc nào đã làm? Vì sao?
+...
- HS ghi vào vở, sổ tay hoặc phiếu ghi chép 2-3 câu dựa trên nội dung đã nói.
- HS nói chia sẻ kết quả ghi chép trong nhóm nhỏ.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, tổng kết bài học.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây