Hướng dẫn dạy Bài 3: Gieo ngày mới. Tiếng Việt 4 Chân trời

Thứ bảy - 30/11/2024 10:14
Hướng dẫn dạy Bài 3: Gieo ngày mới, Chủ điểm 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo.
Hướng dẫn dạy Bài 3: Gieo ngày mới. Tiếng Việt 4 Chân trời
BÀI 3: GIEO NGÀY MỚI (tiết 8-11, SHS, tr. 18 - 22)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Chia sẻ được về việc làm để bắt đầu vào ngày mới của mỗi người trong gia đình; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
2. Đọc:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp tho, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật “em”; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Giống như mọi người, em cũng có cách riêng để bắt đầu ngày mới. Tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của em giúp ngày mới tràn ngập niềm vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mỗi người nên chọn những việc làm phù họp, có ích để ngày mới bắt đầu có ý nghĩa.
- Tìm đọc được một truyện viết về thiếu nhi làm việc tốt, thiếu nhi chăm ngoan, thiếu nhi sáng tạo, viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.
3. Nhận diện và biết cách sử dụng danh từ chung, danh từ riêng.
4. Nhận diện và viết được đoạn mở bài, đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện đã đọc, đã nghe.
5. Biết cách trao đổi với bạn bè hoặc người thân về việc làm của em để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to.
- Tranh ảnh, video clip ngắn về hoạt động của mọi người trong gia đình vào buổi sáng.
- Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.
- Thẻ từ cho HS thực hiện các BT luyện từ, luyện câu.
- HS mang tới lớp truyện phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” đã đọc và Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1 + 2
A. KHỞI ĐỘNG
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, kể cho bạn về những việc làm bắt đầu ngày mới của mỗi người trong gia đình (có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh) -> Xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh -> Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Gieo ngày mới”.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
1.1. Đọc bài thơ
Gieo ngày mới
1.1.1. Luyện đọc thành tiếng
+ HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: toàn bài đọc với giọng trong sáng, vui tươi; giọng nhân vật “em “ hồn nhiên, trong trẻo, tươi vui; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ công việc và kết quả công việc của mỗi người, vật được nhắc đến trong bài thơ,...).
+ HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: gieo, gặt, giòn tan,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
Heo may gió mùa trở lạnh
Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng
Dệt làm chiếc khăn thật ấm/
Cháu quàng/qua suốt ngày dông.
Bầu trời gieo mưa /rồi nắng
Cho gió hong những đám mây/
Cho cả trời sao/ lấp lánh/
Đêm đêm/ ru giấc ngủ say.//
+ HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn1:Ba khổ thơ đầu.
+ Đoạn 2: Khổ thơ thứ tư.
+ Đoạn 3: Khổ thơ cuối.
(Tuỳ thuộc vào nũng lực HS, GV có thê tách hoặc ghép các khổ thơ để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
1.1.2. Luyện đọc hiểu
+ HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: mùa vàng (ý trong bài nói về mong ước lúa được mùa), chồi non (ý nói các bạn nhỏ giống như những mầm cây bé bỏng),...
+ HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. Ở câu hỏi 2, GV có thể chia nhỏ nhiệm vụ cho HS thảo luận. Gợi ý:
+ Câu 1: Ngày mới của cha bắt đầu bằng việc dắt trâu ra đồng, của mẹ bắt đầu bằng việc bắc gầu tát nước, của cô giáo bắt đầu bằng một bài giảng mới, của bà bắt đầu bằng việc dệt một chiếc khăn quàng cho cháu.
+ Câu 2: “Mùa vàng ẩm áp” nói lên mong ước mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người; “Ước mơ xanh” nói về những ước mơ đẹp của HS; “Chồi non vươn lớn “ là hình ảnh các bạn HS dần lớn lên, trưởng thành hơn; “Hoa trái ngọt lành” nói về thành quả ngọt ngào của thầy cô, đó chính là những bạn HS ngoan.
+ Câu 3: Khuyến khích HS trả lời theo cảm nhận của riêng mình.
+ Câu 4: Bạn nhỏ gieo ngày mới bằng yêu thương và một chuỗi cười. Khi chưa đủ sức làm được những việc lớn thì tình yêu và chuỗi cười giòn tan, trong trẻo của bạn nhỏ chinh là cách tot nhất giúp ngày mới của mọi người tràn ngập niềm vui.
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào trình độ HS, thời lượng tổ chức hoạt động và nội dung cụ thể của từng bài đọc, GV có thể hướng dẫn HS tìm ý từng đoạn:
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 1, 2 -> rút ra ý đoạn 1: Những công việc để bắt đầu ngày mới của cha, mẹ, cô giáo, bà và mong ước của mỗi người khi làm việc.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 3 -> rút ra ý đoạn 2: Cách gieo ngày mới của bầu trời.
+ Sau khi HS trả lời câu hỏi 4 -> rút ra ý đoạn 3: Cách gieo ngày mới của bạn nhô rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.
1.1.3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng
- HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV hoặc bạn đọc lại ba khổ thơ cuối và xác định giọng đọc (Gợi ý: giọng nhân vật “em” hồn nhiên, trong trẻo, tươi vui, hơi cao giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc và hoạt động của nhân vật):
Heo may gió mùa trở lạnh
Bà/ gom/ từng giọt nắng hồng
Dệt làm chiếc khăn thật ấm/
Cháu quàng qua suốt ngày đông.
Bầu trời gieo mưa rồi nắng
Cho gió hong những đám mây/
Cho cả trời sao/ lấp lánh
Đêm đêm ru giấc ngủ say.
Em biết thương bà,/ thương mẹ/
Yêu cô,/ yêu cả bầu trời/
-Ạ,/em sẽ gieo ngày mới
Giòn tan/ bằng một chuỗi cười

- HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp ba khổ thơ em thích (có thể thực hiện sau giờ học).
- HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc thuộc lòng.

1.2. Đọc mở rộng
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
1.2.1. Tìm đọc truyện
- HS đọc ở nhà (hoặc ở thu viện lớp, thu viện trường,...) một truyện phù hợp với chủ điểm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet truyện viết về:
+ Thiếu nhi làm việc tốt + Thiếu nhi sáng tạo
+ Thiếu nhi chăm ngoan + ?
- HS chuẩn bị truyện để mang tới lớp chia sẻ.
1.2.2. Viết Nhật kí đọc sách
- HS viết vào Nhật kí đọc sách những ý tưởng hoặc chi tiết quan trọng trong truyện: tên truyện, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết,...
- HS có thể trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện.
1.2.3. Chia sẻ về truyện đã đọc
- HS đọc truyện hoặc trao đổi truyện cho bạn trong nhóm để cùng đọc.
- HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.
- HS nghe góp ý của bạn, chỉnh sửa, hoàn thiện Nhật kí đọc sách.
- HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tình cảm, suy nghĩ hoặc cách ứng xử của em nếu gặp tình huống tương tự tình huống của nhân vật trong truyện.
- Bình chọn một số Nhật kỉ đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sân phẩm Góc Tiếng Việt.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

TIẾT 3
2. Luyện từ và câu
Danh từ chung, danh từ riêng
2.1. Nhận diện danh từ chung, danh từ riêng
- HS xác định yêu cầu của BT 1.
- HS tìm từ cá nhân, viết kết quả vào VBT.
- 1 - 2 HS chữa bài trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
(Đáp án: Tên người: Lê Lợi, Tên sông, núi, đầm: Bạch Đằng, Lam Sơn, Vọng Phu, Thị Nại, Tên tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi/)
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT 2.
- HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện BT.
- 1 - 2 nhóm HS chữa bài trước lớp.
(Đáp án:
- Nhóm từ là tên gọi của một sự vật cụ thể: Bình Định, Lê Lợi, Bạch Đằng, Thị Nại, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Vọng Phu.
- Nhóm từ là tên gọi chung của một loại sự vật: người, đầm, núi, sông, tỉnh/)
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.2. Cách viết danh từ chung, danh từ riêng
- HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc lại hai nhóm từ tìm được ở BT 2.
- 1 - 2 HS nêu đáp án.
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả, rút ra ghi nhớ.
- 1 - 2 HS nhắc lại ghi nhớ.
2.3. Tìm danh từ riêng
- HS xác định yêu cầu của BT 4.
- HS tìm từ cá nhân: mỗi HS tìm một danh từ riêng là tên nhà văn hoặc nhà thơ và viết vào thẻ màu xanh (nhà thơ Ngọc Hà, nhà thơ Bảo Ngọc, nhà văn Văn Thành Lê, nhà văn Trần Hoài Dương,...), một danh từ riêng là tên sông hoặc núi và viết vào thẻ màu vàng (sông Thu Bồn, núi Ba Vì,...), một danh từ riêng là tên tỉnh hoặc thành phố và viết vào thẻ màu hồng (Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,...).
- HS chơi trò chơi Tiếp sức để chữa bài trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
2.4. Viết câu có sử dụng danh từ riêng
- HS xác định yêu cầu của BT 5.
- HS nói miệng trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét, góp ý.
- HS viết bài vào VBT.
- 2 - 3 HS trình bày bài trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

TIẾT 4
3. Viết
Viết đoạn mở bài và đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện
3.1. Nhận diện mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc hai đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm để thực hiện BT.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. (Đáp án: Đoạn văn thứ nhất giới thiệu ngay câu chuyện chọn kể; Đoạn văn thứ hai dẫn vào câu chuyện từ một vẩn đề có liên quan - nghe bà kể chuyện.)
- HS nghe bạn và GV nhận xét, rút ra hai cách mở bài.
(Gợi ý:
- Mở bài trực tiếp: Giới thiệu câu chuyện.
- Mở bài gián tiếp: Dẫn vào câu chuyện từ một vấn đề có liên quan.)
- HS nghe GV lưu ý thêm: Có thể mở bài bằng cách kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
3.2. Nhận diện kết bài không mở rộng và kết bài mở rộng
- HS xác định yêu cầu của BT 2 và đọc hai đoạn văn.
- HS thảo luận nhóm để thực hiện BT.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. (Đáp án: Đoạn văn thứ nhất nêu kết thúc của câu chuyện; Đoạn văn thứ hai bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện.)
- HS nghe bạn và GV nhận xét, rút ra hai cách kết bài:
(Gợi ý:
+ Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết sau khi nêu kết thúc của câu chuyện.
+ Kết bài mở rộng: Nêu kết thúc của câu chuyện và bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,... về câu chuyện đó.)

3.3. Rút ra ghi nhớ về mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện
- HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi của GV: Theo em, có những cách nào để viết đoạn mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện?
- HS rút ra ghi nhớ.
- 1 - 2 HS đọc lại ghi nhớ.

3.4. Thực hành viết đoạn mở bài và đoạn kết bài
- HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HS viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu vào VBT.
- HS chia sẻ bài làm trong nhóm đôi chỉnh sửa bài làm dựa vào nhận xét của bạn.
- 1 - 2 HS chữa bài trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. VẬN DỤNG
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi: Em sẽ làm gì để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa?
- HS trao đổi trong nhóm:
+ Việc em thường làm mỗi ngày để bắt đầu ngày mới? (Ăn sáng, soạn sách vở,...)
+ Việc em nên làm để bắt đầu ngày mới có ý nghĩa và giải thích lí do? (Tập thể dục buổi sáng – tốt cho sức khoẻ, Tưới cây - giúp cây xanh tốt, Nói lời yêu thương - đem lại niềm vui cho người thân,...)
- HS nói nối tiếp trước lớp bằng hình thức Chuyền Hoa niềm vui.
- HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động và tổng kết bài học.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây