Hướng dẫn dạy Bài 2: Đoá hoa đồng thoại, Tiếng Việt 4 Chân trời

Thứ bảy - 30/11/2024 10:11
Hướng dẫn dạy Bài 2: Đoá hoa đồng thoại, Chủ điểm 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo.
Hướng dẫn dạy Bài 2: Đoá hoa đồng thoại, Tiếng Việt 4 Chân trời
BÀI 2: ĐOÁ HOA ĐỒNG THOẠI (tiết 5-7, SHS, tr. 15 - 17)
 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Nói được về 1 - 2 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
2. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại “ dành riêng một hạng mục cho HS tiểu học nhằm khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ.
3. Biết trao đổi, đóng góp ý kiến trong cuộc họp nhóm bàn về việc xây dựng tủ sách của lớp.
4. Biết lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
5. Viết và trang trí được “Nội quy sử dụng tủ sách” của lớp em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SHS, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác hoặc tranh ảnh SHS phóng to.
- Bìa một số tập truyện “Đoá hoa đồng thoại”.
- Bảng phụ ghi đoạn 2 và đoạn 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
- HS hoạt động nhóm nhỏ, nói về 1 - 2 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết dựa vào tranh minh hoạ trong SHS và gợi ý:
+ Tên cuộc thi (Viết về cuốn sách em yêu, Nét vẽ xanh, Viết thư UPU,...)
+ Đơn vị tổ chức (lớp, trường, địa phương,...)
+ Mục đích tổ chức (phát hiện, khuyến khích và bồi dưỡng tài năng cho thiếu nhi) + ...
- HS liên hệ từ nội dung khởi động -> Đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới “Đoá hoa đồng thoại”.

B. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
1. Đọc
Đoá hoa đồng thoại
1.1. Luyện đọc thành tiếng
+ HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: đọc giọng thong thả, rồ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ tên, mục đích, ý nghĩa,... của cuộc thi).
+ HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó (nếu có); hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
Cuộc thi sáng tác truyện “Đoá hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục/ cho học sinh các trường tiểu học trên toàn quốc/tham gia. Ban Tổ chức khẳng định/đây là dịp để khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ. Đây cũng là dịp/ để kết nổi trái tim của người dân Nhật Bản và Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ em hai nước.//;...
+ HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “trẻ em hai nước”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “khuyến đọc của Việt Nam”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
(Tuỳ thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để thuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.)
1.2. Luyện đọc hiểu
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài từ ngữ đã được giải thích ở SHS), VD: Đoá hoa đồng thoại (cuộc thi viết truyện Eneos & Mogu “Đoá hoa đồng thoại” do JXEV, More Production Việt Nam, Báo điện tử Tổ quốc, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức định kì, trong đó có một hạng mục dành cho HS tiểu học), khuyến học (khuyến khích việc học), khuyến đọc (khuyến khích việc đọc),...
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS. Gợi ý:
+ Câu 1: Ban Tổ chức cuộc thi “Đoá hoa đồng thoại” dành riêng một hạng mục cho HS tiểu học với mong muốn đây là dịp để khuyến khích và phát hiện tài năng sáng tác truyện đồng thoại của các em nhỏ.
+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy Ban Tổ chức rất đề cao các tác phẩm đoạt giải: Sau khi chọn ra các tác phẩm đoạt giải, Ban Tổ chức cho dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh hoạ, in ấn và phát hành rộng rãi dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt - Nhật.
+ Câu 3: Thỉ sinh đoạt giải Đặc biệt được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên trên cúp “Đoá hoa đồng thoại” - phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.
+ Câu 4: Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

1.3. Luyện đọc lại
- HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS nghe GV hoặc bạn đọc lại đoạn 2 và 3 và xác định giọng đọc của hai đoạn này (Gợi ý: giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ những việc làm của Ban Tổ chức; đoạn 3 thể hiện cảm xúc tự hào.
Các tác phẩm đoạt giải/ được dịch sang tiếng Nhật, biên tập, vẽ minh hoa,/ in ấn/ và phát hành rộng rãi/ dưới dạng tuyển tập song ngữ Việt – Nhật.// Toàn bộ lợi nhuận từ việc bán sách/ được trao tặng cho các quỹ khuyến học,/ khuyến đọc của Việt Nam.
Hằng năm, thí sinh đoạt giải Đặc biệt/ được tham gia lễ trao giải tại Nhật Bản và được khắc tên trên cúp “Đoá hoa đồng thoại” - phần thưởng vinh danh các tác giả xuất sắc.
- HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 2 và đoạn 3.
- HS khá, giỏi đọc cả bài.

TIẾT 2
2. Nói và nghe
Trao đổi về việc xây dựng tủ sách của lớp em
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý.
- HS nghe GV hướng dẫn thêm (nếu cần): Phân công nhiệm vụ các thành viên: nhóm trưởng, thu kí, báo cáo viên; Hướng dẫn nội dung thảo luận dựa vào gợi ý:
+ Theo em, vì sao cần có tủ sách của lớp?
+ Em cần làm gì để đóng góp sách?
+ Em và các bạn nên sắp xếp sách như thế nào?
+ Em và các bạn sẽ sử dụng sách ra sao?
+ ...
- Một nhóm HS thảo luận trước lớp, các nhóm quan sát theo kĩ thuật Bể cá và nhận xét phần thảo luận của nhóm bạn theo các tiêu chí:
+ Nội dung cuộc họp.
+ Trình tự các hoạt động.
+ Hình thức báo cáo: phân công báo cáo của các thành viên; tốc độ, âm lượng nói; yếu tố phi ngôn ngữ;...
+ ...
- HS xác định yêu cầu của BT 2, nghe GV hướng dẫn thực hiện BT 2.
- HS thảo luận theo nhóm dưới sự hỗ trợ của các thành viên nhóm Bể cá và GV.
- HS ghi chép nhanh một số nội dung chính của cuộc thảo luận: một số hình thức đóng góp sách, cách sắp xếp, sử dụng sách,... (có thể ghi bằng sơ đồ đơn giản).
- HS nghe GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

TIẾT 3
3. Viết
Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện
3.1. Tìm hiểu đề bài
HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài:
- Đề bài yêu cầu viết bài văn thuộc thể loại nào? (Đáp án: kể chuyện.)
- Câu chuyện này do đâu em biết? (Đáp án: đã đọc, đã nghe.)
- Câu chuyện cần kể về nội dung gì? (Đáp án: kể về lòng trung thục hoặc lòng nhân hậu.)
3.2. Lựa chọn câu chuyện
- HS xác định yêu cầu của BT 1 và đọc các gợi ý.
- HS nhớ lại các câu chuyện đã đọc, đã nghe, thảo luận nhóm để kể tên câu chuyện và giải thích lí do vì sao cho rằng câu chuyện đó có nội dung nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
- 1 - 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
3.3. Lập dàn ỷ cho bài văn
- HS xác định yêu cầu BT 2 và đọc các gợi ý.
- HS lập dàn ý bằng cách ghi các từ ngữ, hình ảnh hoặc sự việc chính. Khuyến khích HS ghi chép dưới dạng sơ đồ đơn giản. (GV lưu ý HS chỉ ghi chép vắn tắt, không viết thành câu, đặc biệt không viết lại nội dung câu chuyện.)
- HS chia sẻ dàn ý đã lập trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh dàn ý.
- 1-2 HS chia sẻ dàn ý trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. VẬN DỤNG
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết và trang trí “Nội quy sử dụng tủ sách “ của lớp em.
- HS thảo luận nhóm nhỏ, mỗi nhóm ghi một điều trong nội quy vào một thẻ màu.
- HS thảo luận để chọn các thẻ phù hợp gắn vào Nội quy chung và trang trí đơn giản.
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc sau hoạt động.
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết bài học.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Tags

cảm nghĩ về bài thơ, tri thức, tự nhiên, khoa học, khối lượng, về miền đất phật, Giải bài tập Khoa học Tự nhiên 8, nhân vật nổi tiếng, nghị luận xã hội, Một người Hà Nội, Chiếc thuyền ngoài xa, rừng xà nu, Vợ nhặt, vợ chồng a phủ, Thạch Lam, khuynh hướng văn học sau năm 1975, phong cách nghệ thuật, Chế Lan Viên, Nam Cao, Task Scheduler, windows error, Bài tập Công nghệ 6, Excel previewer, shortcut windows, ô nhiễm tiếng ồn, lời vàng ý ngọc, lao động và nghỉ ngơi, tương lai của trái đất, Bài học kinh doanh, bệnh lười, quyết định sáng suốt, quan niệm học tập, kết bạn, nhẫn nhục, hiếu đạo, anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, ít nhất, sự kiện, nhân vật, trình bày, Phi Châu và Báo, tính chất kì ảo của truyện Dế chọi, Cảm nghĩ sau khi học Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện người con gái Nam Xương, phê bình có nghệ thuật, kỹ năng giao tiếp, vai trò của kí ức trong sáng tác thơ ca, giá trị, chứa đựng, nghệ thuật, tiêu biểu, tác phẩm, văn học, Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm, văn bản kịch Đình công và nổi dậy, ấn tượng về những người nổi loạn, hiện tượng đưa thiên nhiên vào nhà, quan trọng, văn hóa, tâm linh, hiểu biết, khao khát, khám phá, đam mê, sâu sắc, cảm xúc của em khi đến thăm một di tích lịch sử, tồn vong, đe dọa, hiểm họa, không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ Lưu Quang Vũ, Cảm nghĩ về vẻ đẹp của tiếng Việt, Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời, cảm nghĩ về nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn, cảm nghĩ về luật sư Ét-uốt, truyện Ba chàng sinh viên, Suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ, vai trò của tình bạn, Vũ Như Tô, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, danh ngôn, cất tiếng, ước mơ, Nguyễn Đình Thi, hình ảnh em gái tiền phương, cảm nghĩ của em về tình đồng chí, suy nghĩ, nhắn nhủ, Trình bày suy nghĩ, cảm xúc về cảnh đẹp, Kể lại một việc làm, lệnh ubuntu, server Ubuntu, tối ưu windows, ghost Windows, bài thơ bảy chữ, Những cánh buồm, Chiếc lá cuối cùng, trên mặt đất vốn làm gì có đường, đi mãi thì thành đường thôi, điện biên phủ, sự kiện lịch sử, kể lại sự việc có thật, Chi tiết ấn tượng trong Người thầy đầu tiên, Người thầy đầu tiên, Ý kiến về sử dụng biệt ngữ xã hội, biệt ngữ xã hội, khu du lịch Bà Nà, kể về người thân, sang thu hữu thỉnh, gặp gỡ anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn, đáp án cuộc thi, cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, cảm nhận của em về một nhân vật trong mắt sói, Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn, cảm nhận của em về bài thơ Qua đèo Ngang, thể hiện, vì sao, biểu hiện, nhiệm vụ, văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, hai đứa trẻ thạch lam, Thế nào là điệp từ, nguyễn đình chiểu, Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, tràng giang huy cận, đoạn trích Trao Duyên, đóng vai nhân vật văn học, thương vợ của trần tế xương, bình ngô đại cáo nguyễn trãi, bài thơ vội vàng, Tả cảnh sông nước, bài thơ Ánh trăng, lượm của tố hữu, tả nhân vật văn học, tây tiến của quang dũng, văn học trung đại Việt Nam, Đất nước Nguyễn Khoa Điềm, Cảm nghĩ về mái trường, Làng của Kim Lân, Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ, ý nghĩa dời đô của Lý Công Uẩn, Hịch tướng sĩ, như thế, quốc gia, nước đại, câu hỏi, trả lời, nội dung, Bà Huyện Thanh Quan, phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, Cười là một hình thức chế ngự cái xấu, Ngày Chủ nhật xanh, thay thế, có thể, hạn chế, tài nguyên, lãng phí, trả giá, chủ đề, sử dụng, tương đương, hoàn thành, sự suy giảm nguồn tài nguyên, sự giàu có tài nguyên rừng, ý kiến của em về vấn đề tự học, thái độ đối với các bạn khuyết tật, biết cảm thông với người khác, Không ai muốn bị bắt nạt, Kể lại đoạn cuối truyện Vua chích choè, kể lại phần cuối truyện Sọ Dừa, Thừa nhận sai lầm, Tẩu vi thượng, Lòng người khó lường, kể về kỉ niệm, thuyết trình tác phẩm, văn thuyết minh, Viết đoạn văn, bài luận về bản thân, giới thiệu một cuốn sách, bài học thành công, kể lại một hoạt động xã hội, Kể một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh, Trình bày ý kiến, thuật lại diễn biến một lễ hội em từng tham gia, suy nghĩ của em về một truyền thuyết, Giải Sách Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, Bài tập Ngữ văn 6 Kết nối, đặc điểm của hài kịch, ý nghĩa của hình ảnh so sánh, sinh động, miêu tả, tác giả, thiên nhiên, mặt trời, bài văn cảm nhận, Cảm nhận của em về hang Én, Tóm tắt văn bản Bầy chim chìa vôi, u minh, ấn tượng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây