Thông tin đề thi

Bài trắc nghiệm ôn tập cuối kì 1 Ngữ Văn 7

  • : 10
  • : 10 phút
Đề kiểm tra trắc nghiệm ôn tập cuối kì 1 Ngữ Văn 7 -Phần đọc hiểu. Dùng chung cho sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Xem đáp án sau khi hoàn thành bài thi

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?
 

Câu 2: Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?

Câu 3: Vì sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất?

Câu 4: Xác định số từ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới là:

ĐƯA CON ĐI HỌC
                    - Tế Hanh
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước

Thu 1964 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Câu 6: Xác định thể thơ của bài thơ trên?
 

Câu 7: Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

Câu 8: Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ đường trong bài thơ trên và từ đường trong cụm từ Ngọt như đường?

Câu 9: Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

Câu 10: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Lúa đang thì ngậm sữa, Xanh mướt cao ngập đầu

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây