Thông tin đề thi

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời

  • : 16
  • : 20 phút
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Phần Đọc hiểu.

Đọc bài thơ sau:
THẢ DIỀU
Chiều về trên đồng cỏ
Tôi lại thả ước mơ
Trên cánh đồng nho nhỏ
Bay cao tít xa mờ

Diều ơi! Diều hãy nhớ 
Chỗ ước mộng bay cao
Tri thức chạm trăng sao
Tài xuất chúng tuôn trào

Mơ ước mới ngày nào
Đã xưa trong hoài niệm
Chiều suy tư chiêm nghiệm
Cuộc sống đã trải qua …

Tuổi thơ ấy là quà
Tặng tuổi già nghiêng ngỏ
Tạc ghi sâu trong dạ
Mộng ước thời tuổi hoa 
(Theo Vũ Đức Thắng -Thả Diều -
Tiếng vọng từ trái tim - NXB Dân Trí / Trang 1121 )

Lựa chọn đáp án đúng ( Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1: Hai câu thơ: “Diều ơi ! Diều hãy nhớ/ Chỗ ước mộng bay cao” sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 2: Hình ảnh tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ?

Câu 3: Xác định phó từ trong hai câu thơ: “ Chiều suy tư chiêm nghiệm

Câu 4: Tình cảm , cảm xúc của nhân vật trữ tình (tôi) trong bài thơ trên là gì?

Câu 5: Em hãy cho biết thông điệp của bài thơ trên :

Câu 6: Từ ngữ , hình ảnh thơ:“Mơ ước mới ngày nào/ Đã xưa trong hoài niệm” có nghĩa là :

Câu 7: Từ Hán Việt “Tri Thức” có nghĩa là :

Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng (…) trong bài thơ trên?

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.
(Trương Văn Quỳnh, Theo http://vanban.laocai.gov.vn/)

Câu 9: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 10: Các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 có nội dung nổi bật nào sau đây?

Câu 11: Em hiểu đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải về các tác phẩm lớn thời kì 1930 – 1945 là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn họcnghĩa là gì?

Câu 12: Theo người viết, nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà văn hiện thực thời kì 1930 – 1945 “gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết” là gì?

Câu 13: Câu văn Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” là yếu tố nào trong văn bản?

Câu 14: Điền và Hộ trong bài viết là ai?

Câu 15: Vì sao người viết nhắc nhiều đến Nam Cao, các tác phẩm và nhân vật của Nam Cao?

Câu 16: Câu văn Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết. được mở rộng thành phần gì?

  Ý kiến bạn đọc

Môn học

bài thi đánh giá, bài văn phân tích tác phẩm truyện, trương hán siêu, Bình giảng bài thơ, bài văn tả cảnh, sống có đức, nguyễn trãi, phân tích bài thơ, câu tục ngữ, không uống rượu, Tự nhiên xã hội 3 Kết nối, đề cương vật lí 12, đề cương vật lí 11, Đề cương ôn tập, đề cương vật lí 10, Kể lại cuộc trò chuyện, tác phẩm Đời thừa, nhập vai nhân vật, Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ, tình huống sư phạm, cuộc thi chăm sóc mắt, Giáo dục QPAN 10 Cánh diều, phần mềm thiết kế, GDCD 6 Kết nối, lừa đảo trực tuyến, kiểm tra cuối học kì 1 Toán 2 Kết nối, kiểm tra cuối học kì 1 Tiếng Việt 2, đề thi học kì 1 toán kết nối, đề thi học kì 1 toán 2, phần mềm lập trình, Microsoft Powerpoint, Tiếng Anh 3 Global succes, câu nói khai sáng, sống hạnh phúc, Lịch sử 10 Kết nối, Hoá học 10 Kết nối, Sinh học 10 Cánh diều, Địa lí 10 kết nối, Công nghệ 6 sách kết nối, Âm nhạc 6 sách chân trời, Tiếng anh 3 Global success, UPU lần thứ 54, Toán 1 Chân trời, Đạo đức 5 Kết nối, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Kết nối, Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối, triết lí nhân sinh, nhẫn để thành công, ngữ văn 6 chân trời, ngữ văn 6 kết nối, kể về một trải nghiệm, Khoa học tự nhiên 8 Kết nối, Công nghệ 6 Kết nối, Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối, Tin học 6 Kết nối, Tiếng Việt 4 Chân trời, ngữ văn 7 chân trời, giải thích câu tục ngữ, ngữ văn 10 kết nối

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây